Núi lửa Paektu ở biên giới Triều Tiên-Trung Quốc - Ảnh: AFP |
Các nhà địa chấn học mới đây cảnh báo các vụ thử hạt nhân lặp đi lặp lại của Triều Tiên có thể khiến núi lửa này bùng nổ, do vị trí các vụ thử nằm cách núi lửa chỉ khoảng hơn 100km.
Trong quá khứ, núi lửa cao hơn 2.700m này từng phun trào dữ dội, là "một trong những vụ nổ núi lửa lớn nhất lịch sử nhân loại".
Ông Hong Tae-kyung - giáo sư địa chấn học tại Đại học Yonsei, Seoul, cho biết vào năm 946, núi lửa này từng phun trào mạnh tạo dòng khí nóng và mảnh vỡ gần 300m trong khi lớp tro dày 5cm lan tới miền bắc Nhật Bản - nằm cách đó hơn 1.000km.
Lần phun trào gần nhất của núi lửa này là vào năm 1903. Theo các chuyên gia, họ ghi nhận có sự gia tăng hoạt động địa chấn bên dưới núi lửa trong những năm gần đây, bao gồm cả sự gia tăng nồng độ sulphur dioxide, cho thấy "buồng mắcma" của núi lửa đang mở rộng.
Họ tin rằng nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 5 - điều mà giới phân tích cho rằng có thể diễn ra trong tương lai không xa, núi lửa sẽ "thức giấc".
"Một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất gần núi lửa sẽ gây đe dọa trực tiếp đến ngọn núi", Telegraph ngày 18-2 dẫn lời ông Hong nói.
Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009, 2013 và gần đây nhất là ngày , bất chấp bị cộng đồng quốc tế lên án.
Hôm 7-2, Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên và khẳng định sẽ có biện pháp trừng phạt thích đáng
Hôm qua 17-2, Nhà Trắng cũng khẳng định Tổng thống Barack Obama sẽ sớm ký luật trừng phạt Bình Nhưỡng do không chịu dừng các chương trình hạt nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận