Người dân tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, xem bản tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Triều Tiên không tiết lộ họ đã tìm thấy bao nhiêu ca nhiễm. Song từ ngày 29-7, họ đã báo cáo ngừng ghi nhận trường hợp nghi nhiễm mới.
Bên cạnh việc dỡ bỏ các biện pháp chống đại dịch tối đa, ông Kim nói Triều Tiên phải duy trì "hàng rào chống dịch mạnh mẽ và tăng cường công tác chống dịch cho đến khi kết thúc cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này".
Các nhà phân tích cho rằng tuyên bố chiến thắng dịch bệnh của Triều Tiên có thể là bước dạo đầu để nước này khôi phục thương mại bị cản trở bởi các đợt khóa biên giới và các hạn chế trước đó.
Các nhà quan sát cũng nhận định điều này có thể dọn đường cho Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017.
KCNA dẫn lời một quan chức khác cho biết, con số 74 người tử vong vì COVID-19 chính thức của Triều Tiên là một "điều kỳ diệu chưa từng có", so với các nước khác.
Thay vì xác nhận các ca mắc COVID-19, Triều Tiên chỉ thông báo "số người có các triệu chứng sốt". Những trường hợp này từng đạt đỉnh điểm hơn 392.920 ca vào ngày 15-5, khiến các chuyên gia y tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bày tỏ nghi ngờ về các tuyên bố của Triều Tiên. Hồi tháng 7, WHO cho biết họ tin rằng tình hình đang trở nên tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn, trong bối cảnh thiếu dữ liệu độc lập.
Theo Hãng tin Reuters, Bình Nhưỡng tuyên bố chiến thắng COVID-19 dù dường như không tung ra chương trình tiêm chủng nào. Thay vào đó, quốc gia này cho biết họ dựa vào các quy định phong tỏa và các phương pháp điều trị bằng thuốc cây nhà lá vườn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận