Được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX, sơn dầu đã sớm được các họa sĩ của những khóa đầu Trường Mỹ thuật Đông Dương tiếp thu và tạo nên một dòng chảy quan trọng bên cạnh các chất liệu truyền thống là sơn mài và lụa.
Phóng to |
Tâm trạng của Phạm Viết Minh Trí |
Theo thời gian, kỹ thuật sơn dầu của các thế hệ họa sĩ đương đại đã có nhiều thay đổi so với lớp tiền bối đi trước, thể hiện qua 170 tác phẩm được lựa chọn từ 1.030 tác phẩm của các tác giả trong cả nước gửi về, đồng thời cho người xem cảm nhận được sự phong phú của đề tài, phong cách…
Song, nhìn chung, triển lãm này chưa cho thấy một cái nhìn toàn cảnh của tranh sơn dầu Việt Nam đương đại, như nhận xét của một họa sĩ: “Nếu bỏ qua chuyên đề về chất liệu và quy mô họa sĩ tham gia thì triển lãm này giống như bất kỳ cuộc triển lãm nào cách đây nhiều thập niên…”, đó là chưa kể đến sự thiếu vắng những gương mặt được cho là “thời thượng” hiện nay.
Phóng to |
Số phận của Nguyễn Văn Lê |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Bảo cho rằng: “Có ba yếu tố để đánh giá một tác phẩm, đó là ý tưởng của họa sĩ, nỗ lực cá nhân để biến ý tưởng thành tác phẩm và cuối cùng là chất lượng thẩm mỹ của tác phẩm. Trong triển lãm này, chưa thấy có tác phẩm nào hội tụ cả ba yếu tố đó. Có những tác phẩm tốt về ý tưởng và bút pháp thể hiện, nhưng tiếc thay lại dùng loại sơn dầu rẻ tiền nên khó mà tạo được chỗ đứng “đẳng cấp”. Lại có những tác phẩm có bút pháp tốt, nhưng ý tưởng lại cũ, mòn…”.
Dù sao, một cuộc “kiểm kê” như triển lãm này vẫn cần thiết cho cả người chuyên nghiệp lẫn không chuyên. Biết mình là ai luôn luôn là câu hỏi rất dễ mà cũng rất khó có câu trả lời chính xác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận