Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một trong những đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành - Ảnh: VEC
Theo đó các dự án được xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) gồm: 4 dự án nối từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh gồm đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 (Thanh Hóa) - Nghi Sơn (Thanh Hóa); Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Diễn Châu (Nghệ An); Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh).
Bốn dự án nối từ Khánh Hòa đến Đồng Nai gồm: Nha Trang (Khánh Hòa) - Cam Lâm (Khánh Hòa); Cam Lâm (Khánh Hòa) - Vĩnh Hảo (Bình Thuận); Vĩnh Hảo (Bình Thuận) - Phan Thiết (Bình Thuận) và Phan Thiết (Bình Thuận) - Đồng Nai.
Theo Bộ Giao thông vận tải, mục tiêu đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải một số đoạn cấp bách, từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, với các công trình hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh; góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trước đó, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó, cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 sẽ được lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước, với 654 km, tổng mức đầu tư gần 120.000 tỉ đồng, khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.
Có toàn bộ 11 dự án thành phần được triển khai giai đoạn này. Theo đó, 8 dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 104.079 tỉ đồng (vốn đầu tư Nhà nước 40.362 tỉ đồng).
Có 3 dự án đầu tư hoàn toàn bằng ngân sách bao gồm các đường cao tốc Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) và cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang-Vĩnh Long) để kết nối đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận