Tín dụng đen len lỏi vào tận những khu dân cư và về các làng quê - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng đã đồng loạt ra quân triệt phá, ngăn chặn hoạt động cho vay nặng lãi, "" bước đầu đã mang lại một số kết quả.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các chiến dịch ra quân, triệt phá này cũng chỉ mới giải quyết phần "ngọn", còn nguyên nhân gây ra tín dụng đen vẫn chưa được giải quyết tận gốc. Bởi việc xử lý hoạt động cho vay nặng lãi hiện gặp nhiều vướng mắc.
Theo thiếu tướng Phan Anh Minh – phó giám đốc Công an TP.HCM, Bộ luật hình sự cũ gần như không vụ nào có thể khởi tố được vì căn cứ định tội phải "có tính chất bóc lột", "phải có giá trị thặng dư"…
Còn Bộ Luật hình sự 2015, có quy định (điều 201): lãi suất khoảng 8,33% mỗi tháng, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên, bị xử lý bằng hình phạt là cải tạo không giam giữ. Thu lợi bất chính đến 100 triệu đồng thì hình phạt cao nhất là 3 năm tù nhưng không được tạm giam.
Đây là điểm khiến Viện KSND quận Tân Phú bị Viện KSND TP.HCM phê bình vì cơ quan này đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam hai đối tượng cho vay nặng lãi gần đây.
Luật có kẽ hở như vậy nên dù có "đánh" mạnh thì cũng chỉ khiến hoạt động này tạm lắng chứ khó mà chặt đứt được "vòi vòi bạch tuộc" tín dụng đen. Có thể sau đó chúng sẽ "mọc" trở lại với thủ đoạn tinh vi hơn để thích nghi, đối phó với lực lượng chức năng.
Do vậy, ngoài việc thường xuyên, liên tục ra quân triệt phá các băng nhóm hoạt động tín dụng đen thì cần phải có các biện pháp đồng bộ, linh hoạt nhằm ngăn chặn từ gốc, từ nguyên nhân phát sinh ra chúng.
Về biện pháp quản lý hành chính thì cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, hoạt động của các công ty có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen. Nếu phát hiện dấu hiệu kinh doanh núp bóng thì lập tức thu hồi giấy phép hoạt động, chấm dứt hoạt động và xử lý nghiêm những đối tượng liên quan.
Cần khuyến khích người dân tố giác tội phạm. Bởi đa số người dân bị "dính" tín dụng đen thường không dám tố cáo trực tiếp dù biết rõ cho vay nặng lãi là vi phạm pháp luật. Vì vậy, cơ quan chức năng cần có cơ chế thụ lý các thông tin tố cáo nặc danh, ẩn danh về hoạt động tín dụng đen và sớm vào cuộc xử lý thì hiệu quả sẽ rất cao.
Đặc biệt, ngoài việc tổ chức trấn áp các đối tượng cho vay nặng lãi, các cơ quan chức năng cần sớm rà soát và đề xuất, sửa đổi các văn bản vi phạm pháp luật hình sự, dân sự có quy định về tín dụng đen nhằm có cơ sở chế tài, xử lý nặng các đối tượng này để răn đe.
Cụ thể, cần nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật về thế chấp, mua bán tài sản. Theo đó, không công nhận việc viết giấy tay vay nợ, thế chấp. Trường hợp tòa án thụ lý tranh chấp loại này, nếu phát hiện có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen lập tức chuyển cho cơ quan công an để điều tra, xử lý các đối tượng liên quan.
Việc này nhằm hạn chế tình trạng cố tình "lách" luật khi hợp thức các thỏa thuận cho vay nặng lãi bằng hợp đồng vay mượn tiền, thế chấp tài sản.
Nếu triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp trên sẽ góp phần ngăn chặn từ gốc hoạt động tín dụng đen đang tràn lan hiện nay, góp phần ổn định tình hình an ninh trật xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận