TTCT - Đại dương có trí nhớ không, và nếu có thì chúng có thể mất trí nhớ không? Câu trả lời là có, cho cả hai câu hỏi. Tất nhiên, trí nhớ ở đây không hiểu theo nghĩa đen. Cái gọi là “trí nhớ” của đại dương là khả năng các vùng biển cả bao la ghi nhớ điều kiện/tình trạng trước đó của chúng, chẳng hạn mức nhiệt ở bề mặt, dòng chảy, cấu trúc và cả màu sắc.Không như thời tiết vốn thay đổi liên tục mỗi ngày, bề mặt đại dương rất ít khi biến đổi. Bên dưới những con sóng, nhiệt độ mặt biển thường rất ổn định, nghĩa là nhiệt độ ngày mai có thể sẽ không khác mấy so với hôm nay. Chính khả năng duy trì tính ổn định này đã hình thành “trí nhớ” của đại dương, cho phép các nhà khoa học dự đoán tình trạng tương lai của chúng. Nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu, các vùng biển không thể duy trì được sự ổn định này, “cứ như thể đại dương đang mắc chứng mất trí nhớ vậy”, theo Daisy Hui Shi - nhà nghiên cứu thuộc Viện Farallon (Petaluma, California).Shi là tác giả chính của nghiên cứu về “trí nhớ” của đại dương, với nhận định đáng buồn rằng tình trạng “mất trí nhớ” đang diễn ra rộng khắp và nhanh chóng. Các thủy vực khắp hành tinh đang chịu quá nhiều bất trắc, nào băng tan, mực độ nước biển tăng, rồi thì các rặng san hô bị hủy diệt. Giờ lại thêm chuyện “mất trí nhớ”, khiến sự thay đổi của chúng ngày càng khó đoán và để lại nhiều hệ lụy.Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances hồi đầu tháng 5, nhiệt độ đại dương đang biến động dữ dội hơn trước vì các vùng biển mất khả năng điều tiết và “ghi nhớ” các tình trạng trước đó. “Trí nhớ” đại dương tốt hay xấu là liên quan đến độ dày của tầng mặt trên cùng của nó. Cách hình dung dễ nhất là so sánh nó với tấm nệm. Nệm càng dày càng êm, tầng mặt càng dày thì đại dương có “trí nhớ” càng tốt. Vẫn theo lối ví von đó, đệm mỏng thì không êm, mặt biển nông thì “trí nhớ” đại dương kém. Vấn đề là tầng mặt đang ngày càng nông khi Trái đất ngày càng nóng lên.Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tầng mặt đại dương sẽ nông hơn vào mùa xuân và mùa hè, khi nhiệt độ cao hơn. Khi Trái đất nóng lên vì biến đổi khí hậu (mà nguyên nhân là các hoạt động của con người, chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch), nhiệt độ bề mặt nước biển dự kiến sẽ dao động bất thường hơn trong những thập niên tới. “Chúng tôi khám phá ra hiện tượng này bằng cách so sánh sự tương đồng về nhiệt độ bề mặt đại dương của một năm so với năm tiếp theo và dùng nó như phép đo đơn giản cho trí nhớ đại dương” - Hui Shi viết. Dự báo thay đổi về "trí nhớ đại dương" từ nay đến 2100 (xanh: tăng; đỏ: giảm). -Ảnh: Nhóm nghiên cứu Hui ShiSử dụng nhiều mô hình khí hậu với mức phát thải khí nhà kính toàn cầu từ thấp, vừa đến cao, các nhà khoa học nhận định “trí nhớ” đại dương nhiều khả năng sẽ suy giảm khắp thế giới vào cuối thế kỷ này. Điều này có nguy hại gì cho hành tinh và chính con người chúng ta? Theo nhóm nghiên cứu, một trong những hệ quả nghiêm trọng của việc đại dương “mất trí nhớ” là việc dự đoán tình trạng biển cả sẽ khó hơn trước đây. Thông thường các nhà khoa học có thể dự báo trước từ vài tháng đến một năm trước khi nhiệt độ tầng mặt có biến động bất thường, nhưng khoảng cách này có thể bị thu hẹp khi “trí nhớ” đại dương suy giảm.Theo đồng tác giả nghiên cứu Fei-Fei Jin, giáo sư khoa học khí quyển tại Trường Công nghệ và khoa học trái đất và đại dương Mānoa (Đại học Hawai), nhiệt độ bề mặt biển giúp dự đoán thời tiết trên đất liền chẳng hạn như sóng nhiệt và lượng mưa gió mùa. Đại dương “mất trí nhớ”, tức nhiệt độ bề mặt trở nên khó đoán, sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của các dự báo thời tiết quan trọng nêu trên.Theo Hua Shi, nếu nhiệt độ bề mặt đại dương trở nên khó dự đoán sẽ gây ra ảnh hưởng rộng khắp. Chẳng hạn, trong quản lý ngư nghiệp, trữ lượng cá trong tương lai được ước tính dựa trên giả định rằng đại dương sẽ trong tình trạng tương đối ổn định. Sự bất ổn của đại dương vì thế sẽ khiến các ước tính này trở nên không đáng tin cậy. Sự suy giảm “trí nhớ” của đại dương cũng có thể khiến việc dự báo các thay đổi có khả năng ảnh hưởng mạnh lên các hệ sinh thái biển dễ tổn thương sẽ trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng công tác bảo tồn và có thể gây ra tác động tiêu cực đến các quần thể tài nguyên sinh vật.■ Tags: Khoa họcBiến đổi khí hậuĐại dươngTrí nhớ đại dươngNhiệt độ
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm, đi học.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Thưởng tối đa 5 triệu cho người báo tin vi phạm giao thông có tạo được 'tai mắt' để giám sát? NHẤT NGỌC HẠNH 23/12/2024 Thưởng tiền cho người báo tin vi phạm giao thông sẽ khuyến khích người dân tham gia giám sát, tuy nhiên cũng cần phạt những ai tố cáo sai.
Ô tô 100 triệu vừa mua bốc cháy trên cao tốc HOÀI THƯƠNG 23/12/2024 Tài xế cho hay chiếc xe này vừa mua tại một cửa hàng ở tỉnh Bến Tre với giá 100 triệu đồng, khi đang trên đường về nhà thì xe bốc cháy.