Những bài tập tạ tay nhẹ nhàng cũng thuộc kiểu tập luyện đề kháng. Ảnh: PHYSICAL THERAPY |
Tập luyện đề kháng là kiểu tập luyện thể chất cải thiện sức chịu đựng, độ bền, khả năng hít thở của cơ thể, trong đó người tập di chuyển tay chân để chống lại sức nặng của các loại dụng cụ tập luyện. Huấn luyện đề kháng thường được xem là nhẹ nhàng hơn nhiều so với tập cơ bắp, tập nặng. Dù vậy, các khoa học gia chỉ ra rằng tập nặng không hề mang lại nhiều hiệu quả trong việc chống bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp so với huấn luyện đề kháng.
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm y tế ĐH Radboud (Hà Lan) cho thấy chỉ cần một giờ huấn luyện sức đề kháng mỗi ngày sẽ giảm được 29% nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa - loại hội chứng tổng hợp giữa tiểu đường, béo phì và cao huyết áp. Tổ chức y tế NHS Choices từng đưa ra cảnh báo rằng bất kỳ một trong ba loại bệnh này đã có thể làm hỏng các mạch máu của cơ thể người, và khi hội tụ cả ba thì đặc biệt nguy hiểm.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra những mối liên quan giữa việc huấn luyện đề kháng và hội chứng chuyển hóa. Trong đó, người tập tốt nhất là thực hiện hai buổi tập huấn luyện đề kháng trong tuần, mỗi buổi tập chỉ cần kéo dài khoảng 30 phút” - bác sĩ Esmée Bakker, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Trước đây, kiểu tập đề kháng mới chỉ được biết đến trong việc cải thiện bệnh tiểu đường loại 2 và sức khỏe xương.
Trong khi đó, tập cơ bắp có thể mang lại những ích lợi lớn hơn trong việc cải thiện hình thể, sức mạnh nhưng về phương diện trị bệnh rối loạn chuyển hóa, tập luyện đề kháng đã là tối ưu. Nhưng mặt khác, loại hình thức tập luyện này khá khó và thời gian ban đầu cần phải có HLV hướng dẫn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận