Phóng to |
Quang cảnh rước cờ, cộ từ Âm Linh Tự về đình làng An Hải - Ảnh: V.Hùng |
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường niên để tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân - những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã ngã mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Ngay từ sáng sớm, đại diện của 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn đã tổ chức lễ cúng tế tri ân các hùng binh Hoàng Sa là con em Lý Sơn đã quên mình khi đi bảo vệ, giữ đảo Hoàng Sa năm xưa. Sau đó là lễ rước cờ, cộ (hương án) là hương hồn các cai đội, lính Hoàng Sa từ nhà thờ các tộc họ trên đảo và ở Âm Linh Tự (nơi từng phối thờ âm hồn và chiến binh Hoàng Sa, mộ gió) đưa về đình làng An Vĩnh.
Phóng to |
Sửa thuyền, bỏ muối, gạo vào thuyền hình nhân binh phu Hoàng Sa - Ảnh: V.Hùng |
Tại đình làng An Vĩnh đã tổ chức lễ tế lính, cai đội trưởng Hoàng Sa năm xưa và các nghi thức cổ vũ, khích lệ những người dân đảo hôm nay mạnh dạn vươn khơi, khai thác hải sản cho gia đình và đất nước. Đồng thời buổi lễ cũng ghi ơn tạc dạ những người đã gìn giữ quần đảo Hoàng Sa năm xưa của Tổ quốc, khích lệ lòng yêu nước, yêu biển đảo và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa trên biển.
Những câu ca Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa lặp đi lặp lại như nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên ơn những người giữ biển đảo Hoàng Sa.
Phóng to |
Thuyền hình nhân binh phu ra Hoàng Sa giữ đảo được thả xuống biển - Ảnh: V.Hùng |
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ là một nghi lễ đơn thuần để tưởng nhớ, tri ân các bậc tổ tiên của người dân Lý Sơn từng dong thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa. Đây còn là một lễ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng để người dân Lý Sơn, người dân Việt Nam hôm nay một lần nữa khẳng định với nhân loại rằng Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, vùng lãnh hải này ông cha ta đã mặc cho phong ba bão táp dong thuyền ra cắm mốc chủ quyền.
Cách đây 400 năm, các bậc tiền nhân đã đến đảo Lý Sơn tuyển mộ binh phu để thành lập đội quân bảo vệ, cai quản quần đảo Hoàng Sa, mỗi đội 50-70 người. Năm Ất Hợi 1820 vua Minh Mạng sai đội Hoàng Sa do đội trưởng Võ Văn Khiết (xã An Vĩnh) đến Hoàng Sa thăm dò hải lính. Năm 1833 nhà vua sai đội Hoàng Sa chở đá và vật liệu tại Lý Sơn ra Hoàng Sa xây miếu, dựng bia ghi dấu mốc chủ quyền và tỉa giống trồng các loại cây. Năm Canh Tý 1840, vua Thiệu Trị phê kế hoạch và lên phương án của đội Hoàng Sa. Năm 1847 vua Tự Đức phong cho ông Phạm Quang Ảnh chức đô đốc - người có nhiều công lao bảo vệ Tổ quốc và phong cho chiến sĩ đội Hoàng Sa đã hi sinh là hùng binh Hoàng Sa. Hằng năm triều đình ra lệnh cho hai xã An Vĩnh, An Hải 70 tráng dân sung vào đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) dùng thuyền buồm để tuần tra, canh gác vùng biển, đồng thời tìm bắt hải sản, thu gom quý vật. Cuối tháng 2 đi và cuối tháng 8 (âm lịch) mỗi năm trở về. Mặc dù những cuộc tiễn đưa con em Lý Sơn gia nhập đội binh phu Hoàng Sa ra Hoàng Sa, Trường Sa giữ đảo đã không còn nhưng lễ khao lề vẫn duy trì như một phần tâm linh không thể thiếu của người dân Lý Sơn. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vì thế đã trở thành một lễ hội nhân dân không thể tách rời trong đời sống cộng đồng của cư dân trên đất đảo Lý Sơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận