17/04/2025 12:10 GMT+7

Tri ân hơn 300 người có công tại quận 3

Sáng 17-4, UBND quận 3 (TP.HCM) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại đây, 324 cá nhân có công xây dựng và phát triển quận sau ngày 30-4-1975 đã được tri ân.

quận 3 - Ảnh 1.

Quận 3 tri ân hơn 300 người có công xây dựng và phát triển quận sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Ảnh: BÙI NHI

Sau ngày 30-4 lịch sử, quận 3 đối mặt với muôn vàn khó khăn. Kinh tế có xuất phát điểm hầu như bằng không, cả quận chỉ có 1 bệnh viện của người nước ngoài, 4 trường công lập, người lao động nghèo thiếu ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh…

Sau 50 năm xây dựng và phát triển, quận 3 đã phát triển vượt bậc. Cơ cấu kinh tế, thương mại dịch vụ tăng trưởng tốt. Quận có nhiều tuyến đường sầm uất, hoạt động trao đổi, mua bán, dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Phúc lợi xã hội cũng không ngừng gia tăng.

quận 3 - Ảnh 2.

Sau 50 năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân quận 3 được cải thiện với nhiều kết quả nổi bật - Ảnh: BÙI NHI

Hiện nay mỗi phường của quận đều có 1 trạm y tế, trung tâm văn hóa - thể thao có nhiều hoạt động sôi nổi phục vụ đời sống tinh thần cho người dân. Số lượng trường học cũng đáp ứng nhu cầu giáo dục, nghiên cứu tại quận. Đời sống của người dân được cải thiện.

Cụ thể, quận đã có 6 lần hoàn thành trước thời hạn các mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng hộ khá - giảm hộ nghèo và giảm nghèo bền vững theo chuẩn TP.HCM và chuẩn quốc gia.

Quận cũng là địa phương đi đầu trong phong trào vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm. Qua nhiều năm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vốn ô nhiễm nặng cũng đã hoàn thành cải tạo.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, bà Nguyễn Thanh Xuân, thành ủyviên, bí thư Quận ủy quận 3, cho biết qua 50 năm xây dựng và phát triển, hiện nay quận 3 đã khoác trên mình một chiếc áo mới tinh tươm và hiện đại.

quận 3 - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thanh Xuân, thành uỷ viên, bí thư Quận ủy quận 3 - Ảnh: BÙI NHI

Qua đây, bà Xuân bày tỏ lòng biết ơn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ và tri ân những đồng bào, đồng chí đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Bà nói thêm: Mỗi chúng ta càng tự hào, biết ơn sâu sắc về những cống hiến, hy sinh to lớn cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng phát triển quận 3 của thế hệ đi trước.

Chúng ta mãi mãi biết ơn và trân trọng những đóng góp quý báu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, trong những năm tháng gian khổ đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng quê hương để quận 3 có được thành quả như hôm nay.

Lưu dấu nhiều ký ức lịch sử

Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định, quận 3 là nơi có nhiều cơ sở cách mạng hoạt động bí mật, tổ chức các phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân đô thị.

Quận còn ghi dấu những tấm gương tiêu biểu dám đứng lên đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc như liệt sĩ Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Hòa thượng Thích Quảng Đức... Ngoài ra, nhiều hộ dân còn tham gia cất giữ tài liệu, vũ khí, nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Tri ân hơn 300 người có công 'hàn gắn vết thương chiến tranh' tại quận 3 - Ảnh 4.Những kỷ vật hàn gắn vết thương chiến tranh

Nhiều năm sau chiến tranh, những kỷ vật của các liệt sĩ Việt Nam chiến đấu tại địa đạo Củ Chi đã được trao lại cho gia đình và đồng đội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên