TTCT - Hai hệ thống đường ống Dòng phương Bắc 1 và 2 (Nord Stream 1 và 2) đồng loạt bị phá hoại từ 26-9, Liên minh châu Âu (EU) áp giá trần cho dầu đường ống từ Nga, trong khi OPEC+ quyết định giảm sản lượng bán ra. Ảnh: ft.comTuần qua, cuộc chiến năng lượng trên thế giới đã nóng hơn hẳn khi mùa đông đang tới gần.Osama Bin Laden ở đâu?Đó là câu hỏi của nhà quan sát người Brazil Pepe Escobar khi tóm tắt sự kiện mà ông gọi là "khủng bố đường ống". Theo ông, vụ nổ ở hai hệ thống Nord Stream 1-2 như một "bản phối lại vụ 11-9, nhưng không có một người Hồi giáo nào với khẩu Kalashnikov trốn trong hang động Afghanistan nhận trách nhiệm".Cho đến nay, thủ phạm của vụ nổ ở Nord Stream 1-2 tiếp tục là ẩn số. Một cuộc điều tra quốc tế chính thức vẫn chưa thực hiện được. Riêng từng nước nơi hệ thống bị rò rỉ như Đan Mạch và Thụy Điển đang mở những cuộc điều tra riêng. Ngày 6-10, Cơ quan An ninh Thụy Điển thông báo hoàn tất điều tra, xác nhận đã xảy ra "những vụ nổ gần đường ống, làm tăng khả năng có hoạt động phá hoại". Các tìm hiểu của Đan Mạch trước đó cũng không loại trừ nguyên nhân "phá hoại có chủ đích".Tuy nhiên, đề xuất của Nga về một cuộc điều tra quốc tế với sự tham gia của Nga, nước chủ sở hữu hai hệ thống đường ống, vẫn chưa được đáp ứng. Trong khi Anh quyết liệt bác bỏ mọi sự tham gia của Nga, CNN 6-10 đưa tin Mỹ "có thể hỗ trợ điều tra qua việc giúp xử lý tín hiệu âm thanh do Thụy Điển và Đan Mạch cung cấp tại những điểm rò rỉ", bởi "hình ảnh vệ tinh không thuyết phục do trời nhiều mây vào những ngày xảy ra sự cố".Trong khi điều tra quốc tế vẫn chưa được tiến hành, lý thuyết "ai có lợi" đã được sử dụng để truy tìm thủ phạm. Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu đích danh "những người Anglo-Saxon" muốn phá hoại hệ thống hạ tầng năng lượng châu Âu trong bài phát biểu hôm 29-9. Ngược lại, một số hãng tin dẫn lời các chính khách phương Tây gọi Nga là thủ phạm. Cựu giám đốc CIA John Brennan nói trên CNN 29-9: "Nga chắc chắn là đối tượng khả nghi nhất", còn chuyên gia NATO Alexander Vershbow nói với The Atlantic: "Vụ phá hoại đường ống Nord Stream càng củng cố hình ảnh Putin là kẻ điên rồ".Trong một tính toán định lượng đăng trên trang tin Iran Presstv.ir ngày 4-10, tác giả Escobar thống kê tổn thất tài chính vì vụ phá hoại : "Các cổ đông của Nord Stream AG: Gazprom (Nga), 51%; Wintershall Dea AG (Đức), 15,5%; PEG Infrastruktur AG (Thụy Sĩ, công ty con của E.ON Beteiligungen Đức), 15,5%; N.V. Nederlandse Gasunie (Hà Lan), 9%; và Engie (Pháp), 9%". Escobar kết luận: "Đây là cuộc tấn công không chỉ nhắm vào Nga và Đức, mà cả các công ty năng lượng lớn của châu Âu".Ảnh: euronewsChâu Âu sẽ tổn thất 1.600 tỉ euro?Đề cập đến động cơ vụ tấn công, tác giả người Úc Caitling Johnstone nhắc tới tài liệu 46 trang được lưu hành ở các cấp cao nhất của Lầu Năm Góc từ năm 1992 khẳng định "sứ mệnh chính trị và quân sự của Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh sẽ là đảm bảo không có siêu cường đối thủ nào được phép xuất hiện ở Tây Âu, châu Á và Liên Xô cũ".Muốn biết "sứ mệnh chính trị" này có thành công hay không, có thể nhìn vào tình hình tiến thoái lưỡng nan của EU hiện nay. "EU không thể dựa vào châu Á: xa xôi và đắt đỏ về chi phí hóa lỏng và tái khí hóa LNG", nhà báo Escobar phân tích. "Bất kỳ đường ống nào - ví dụ, từ Kazakhstan - sẽ đi qua Nga hoặc đến từ Trung Quốc qua Nga. Và hãy quên Turkmenistan đi: họ đã vận chuyển khí đốt của mình đến Trung Quốc".EU cũng không thể dựa vào Tây Á bởi: "Dòng Thổ Nhĩ Kỳ đã kín chỗ. Toàn bộ hoạt động sản xuất của vịnh Ba Tư đã được mua. Nếu có thêm chút khí đốt nào, đó sẽ là một lượng nhỏ từ Azerbaijan (mà Nga có thể chặn đường). Iran vẫn bị trừng phạt bởi đế chế [ý nói Mỹ] - một bàn phản lưới nhà tuyệt vời. Iraq và Syria vẫn bị Mỹ cướp bóc".Báo Nga Vedomosti ngày 5-10 cho biết: Các nhà phân tích tại Công ty tư vấn Yakov & Partners tính toán rằng chính sách trừng phạt và việc EU muốn từ bỏ năng lượng của Nga có thể khiến châu Âu thiệt hại tới 1.600 tỉ euro vào năm 2023. Ngay cả khi tính đến tất cả các biện pháp mà EU thực hiện, việc từ chối khí đốt từ Nga vào năm 2023 có nghĩa EU sẽ thiếu lượng khí đốt tương đương mức tiêu thụ hằng năm của Pháp và Ba Lan cộng lại.Tuy nhiên hậu quả đó vẫn không ngăn được EU. Vào tháng 6, EU đã đưa ra gói trừng phạt thứ 6 chống Nga, trong đó có lệnh cấm vận đường biển với nguồn cung dầu của Nga từ ngày 5-12-2022 và các sản phẩm từ dầu của Nga từ 5-2-2023. Mới đây ngày 6-10, EU tiếp tục tung gói trừng phạt thứ 8, thiết lập cơ sở xác định giá trần đối với dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển."Sự ngạo mạn của kẻ giàu"Cuộc chiến năng lượng tiếp tục nóng lên tại Hội nghị bộ trưởng các nước OPEC+ diễn ra tại Vienna (Áo) ngày 5-10, khi tổ chức này thống nhất với đề xuất của Saudi Arabia cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 11-2022, mức giảm lớn nhất của OPEC+ từ sau đại dịch COVID-19. Quyết định này bị Washington gọi là "bước đi thù địch" bởi trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thân hành sang Riyadh thuyết phục Saudi Arabia không cắt giảm sản lượng.Chính quyền Mỹ đang cần giữ giá dầu ở mức thấp do lạm phát cao tác động lên tâm lý công chúng trước thềm các cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 tới. Ông Biden gọi quyết định của Saudi Arabia là "thiển cận". Saudi Arabia phản bác rằng những chỉ trích kiểu đó từ Washington là "sự ngạo mạn của kẻ giàu" và việc cắt giảm là cần thiết vì lãi suất tăng. Những tuyên bố còn gay gắt hơn đã được Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz ibn Salman Al Saud đưa ra tại cuộc họp báo ở Vienna. Ông quay sang phóng viên của Reuters và nói hãng tin này đã lan truyền thông tin sai lệch về vai trò của Saudi Arabia và Nga khi nói hai nước bắt tay nhau để thiết lập mức giá ở khoảng 100 USD/thùng. Ông khẳng định Saudi Arabia không liên lạc với bất kỳ người Nga nào.Theo phân tích của cổng thông tin Slovakia Geopolitika.news, "cơn hoảng loạn của người Mỹ" còn một nguyên nhân khác. Cũng tháng 11 tới, chương trình bán 180 triệu thùng dầu từ dự trữ nhà nước của Mỹ sẽ kết thúc, việc tiếp tục sử dụng dầu dự trữ để trợ giá sẽ đi kèm rủi ro rất lớn. Quyết định của OPEC+ đồng nghĩa Mỹ nhiều khả năng sẽ phải bán thêm dầu từ nguồn dự trữ chiến lược nhà nước, cụ thể là 10 triệu thùng vào tháng 11. Để trả đũa, các nghị sĩ Dân chủ Tom Malinowski, Sean Kasten và Susan Wilde đã giới thiệu "Đạo luật đối tác căng thẳng", đề xuất rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Saudi Arbia và UAE cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa, bao gồm cả Patriot và THAAD. ■Rắc rối ở Nhà máy điện hạt nhân ZaporozhyeĐã xuất hiện thêm nhiều thông tin đáng lo ngại từ Nhà máy điện hạt nhân Zaparozhye (ZNPP) trong tuần qua, một chiều kích rắc rối khác của cuộc chiến tranh năng lượng đang diễn ra song song với cuộc chiến súng đạn ở Ukraine.Ảnh: NBC NewsỒn ào bắt đầu sau khi Tổng giám đốc ZNPP Igor Murashov bị cách chức và trục xuất về Ukraine do "cung cấp thông tin được Kyev sử dụng để bắn phá vào Energodar". Số là từ 4-3, phần lớn khu vực Zaporozhye, bao gồm Energodar và ZNPP, đã nằm dưới sự kiểm soát của quân Nga, nhưng nhân sự chính vận hành ZNPP (tới 11.500 người) vẫn là người Ukraine.Từ đầu tháng 8 đến nay, ZNPP thường xuyên bị bắn phá. Phía Nga khẳng định quân đội Ukraine là thủ phạm, trong khi Kyev đổ cho quân Nga. Đoàn thanh sát viên quốc tế do Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cử tới tìm hiểu tình hình theo kêu gọi của Nga, lại không đưa ra kết luận về thủ phạm.Ngày 30-9, ông Murashov bị bắt, nhưng được trả tự do vào 3-10. Kênh truyền hình Nga Rossya-24 đưa cảnh Murashov bị trục xuất qua trạm kiểm soát Vasilyevka để sang lãnh thổ Zaporozhye do Kyev kiểm soát. Trong một video khác, ông này thừa nhận "đã chuyển thông tin từ nhà máy đến đặc nhiệm Ukraine qua tin nhắn", và xác nhận "các cuộc pháo kích vào nhà máy được thực hiện từ các thành phố Nikopol và Marganets của Ukraine".Theo các nguồn tin Nga, Murashov hợp tác với Ukraine "không phải tự nguyện, mà là dưới áp lực của ông chủ trước đây của ZNPP là Công ty Sản xuất năng lượng hạt nhân quốc gia Ukraine Energoatom, trực thuộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky". Hiện 6 tổ máy điện tại ZNPP đều bị đóng do hậu quả các cuộc bắn phá, và nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, nơi từng cung cấp 20% điện năng cho Ukraine, đang ngưng hoạt động.Tờ Moskovsky Komsomolets lưu ý rắc rối nằm ở chỗ dù Energodar đã rơi vào tay quân đội Nga từ tháng 3, nhưng nhân viên làm việc tại ZNPP vẫn thuộc quyền Energoatom và giấy phép hoạt động của ZNPP vẫn do Ukraine cấp. Tiền lương của nhân viên cũng do Kyev trả. Nga chưa can thiệp bởi việc thay đổi nhân sự một nhà máy điện hạt nhân cần được phối hợp với IAEA. Hơn nữa, Matxcơva lo ngại những quyết định liên quan tới ZNPP có thể ảnh hưởng tới kế hoạch của Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Nga Rosatom.Tuy nhiên, Nga cho rằng IAEA đã bị chính trị hóa, còn Energodar tiếp tục bị pháo kích, gây nguy cơ về một thảm họa hạt nhân, nên ngày 5-10, ông Putin đã ký sắc lệnh đưa ZNPP thành tài sản của Nga, để Nga tiếp quản điều hành và thay đổi nhân sự tại nhà máy, dự kiến diễn ra "tuần tự", với hạn chót là 1-1-2028. Để tránh rắc rối cho Rosatom, sắc lệnh tạo ra hai pháp nhân mới: công ty cổ phần "Tổ chức điều hành ZNPP"; và doanh nghiệp một thành viên của nhà nước liên bang "ZNPP". Tài liệu không đề cập gì đến Rosatom nhằm bảo vệ tập đoàn nhà nước này. Dẫu thế, vẫn có những dự báo không mấy lạc quan. Tờ Moskovsky Komsomolets 5-10 dẫn lời ông Andrey Ozharovsky, chuyên gia của Liên minh Sinh thái và xã hội Nga, cho biết "đã có những hậu quả" liên quan đến việc Nga thâu tóm ZNPP: nhiều quốc gia đang xem xét lại quan hệ với Rosatom, như Phần Lan, Cộng hòa Czech, Thổ Nhĩ Kỳ, hay Ai Cập - những nơi đang mua công nghệ của Rosatom. Tags: Osama bin LadenLiên minh châu ÂuCắt giảm sản lượngThụy ĐiểnĐan MạchNăng lượng hạt nhânChâu ÂuÁoMỹNga
Ô tô tông liên hoàn trước cổng chợ hoa Tết, xe máy bị cuốn vào gầm, 4 người nhập viện HỒNG QUANG 27/01/2025 Chiếc ô tô hiệu Toyota tông liên hoàn vào 2 xe máy rồi lao tiếp vào chiếc ô tô màu đỏ đi cùng chiều phía trước trước cổng chợ hoa Quảng An.
Công trường vành đai 3 qua TP Thủ Đức hối hả những ngày cận Tết CHÂU TUẤN 27/01/2025 Mọi nẻo đường TP.HCM đã rộn ràng không khí Tết, công trường vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức vẫn duy trì nhịp độ làm việc.
Bộ Nội vụ đề xuất chi tiết cơ cấu tổ chức mới của Chính phủ gồm 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ THÀNH CHUNG 27/01/2025 Bộ Nội vụ đã có tờ trình gửi Chính phủ đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Trọng tài bị dọa giết sau khi rút thẻ đỏ cầu thủ Arsenal ĐỨC KHUÊ 27/01/2025 Trọng tài Michael Oliver trở thành mục tiêu tấn công trên mạng sau quyết định gây tranh cãi trong trận đấu giữa Arsenal và Wolverhampton cuối tuần rồi.