05/10/2022 08:22 GMT+7

Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa tăng cao thời điểm chuyển mùa

Bác sĩ TRƯƠNG CẨM TRINH - T.LŨY ghi
Bác sĩ TRƯƠNG CẨM TRINH - T.LŨY ghi

TTO - Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, thời điểm hiện tại số bệnh nhi đến khám, nhập viện do các bệnh đường tiêu hóa đang gia tăng do thời tiết chuyển mùa mưa, nắng thất thường.

Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa tăng cao thời điểm chuyển mùa - Ảnh 1.

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh khám cho bệnh nhi tại bệnh viện - Ảnh: T.LŨY

Mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận từ 120 - 200 bệnh nhi đến khám do các bệnh lý đường tiêu hóa.

Chỉ tính riêng tháng 9, số trẻ khám ngoại trú các bệnh lý đường tiêu hóa là gần 3.000 trường hợp, đa số trẻ có các triệu chứng: sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, ăn không tiêu...

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em:

Do bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, tất nhiên chúng ta đều biết liên quan đến thói quen ăn, uống. Đối với trẻ nhỏ sức đề kháng yếu.

Thời điểm hiện nay, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp cảm cúm, ho, sốt, đau họng...

Và việc cho trẻ sử dụng thuốc để điều trị, đặc biệt là các loại kháng sinh làm trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh - kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn dẫn đến trẻ tiêu chảy, táo bón, đi phân sống... sau khi dùng.

Trẻ bước vào thời kỳ ăn giặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi ăn thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn uống không hợp lý: trẻ được cho ăn nhiều đạm, nhiều đường; ít chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do ăn uống thức ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm.

Làm gì để phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ?

Đối với trẻ nhũ nhi, để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh về sau, tốt nhất không nên cho trẻ ăn giặm quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn giặm từ 4 - 5 tháng tuổi trở lên; cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 - 24 tháng tuổi.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn, uống. Hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách, cả khi đi học...

Cho trẻ ăn chín, uống sôi; không ăn rau sống, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ ăn tái, sống...

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, dùng kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy bừa bãi... có thể không đạt hiệu quả điều trị mà còn gây hại cho trẻ.

Bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh Bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh

Việc ăn uống thất thường, không khoa học, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài,… dễ dẫn đến mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Bác sĩ TRƯƠNG CẨM TRINH - T.LŨY ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên