TTCT - Các bằng chứng từ khoa học thần kinh và nghiên cứu não bộ cho thấy phương pháp cộng trừ bằng ngón tay là cực kỳ quan trọng để trẻ nhỏ đạt được các thành tựu trong việc học toán. Giỏi toán hơn nhờ học tính bằng ngón tayNgón tay quan trọng đến thếỞ Mỹ, nhiều trường học không khuyến khích, thậm chí là ngăn cản việc các học trò mẫu giáo và tiểu học học các phép tính bằng ngón tay. Nhưng những nghiên cứu mới nhất của khoa học thần kinh cho thấy điều đó không có lợi cho các em nhỏ.Nghiên cứu của Ilaria Berteletti và James R. Booth đăng trên tạp chí chuyên ngành Frontiers of Psychology đã phân tích một vùng cụ thể trong não cảm nhận hoạt động của các ngón tay được gọi là “vùng thể cảm ngón tay”.Các nhà nghiên cứu thấy rằng chúng ta thật sự nhìn thấy việc biểu diễn bằng các ngón tay trong não bộ khi tính toán, ngay cả khi ngoài đời thực chúng ta không dùng tới phương pháp tính sơ khai nhất đó. Các chuyên gia nhận thấy khi những trẻ từ 8 tới 13 tuổi được giao những bài tập toán cộng trừ phức tạp, vùng thể cảm ngón tay trong não sáng lên.Vùng này, theo nghiên cứu, cũng được kích hoạt mạnh trước những bài toán khó liên quan tới các số lớn.Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Canada thấy rằng các học trò lớp 1 càng giỏi tính bằng ngón tay thì lên lớp 2 các em càng giỏi trong những bài tập toán học liên quan tới so sánh và ước lượng con số. Đáng ngạc nhiên hơn, điều này đúng với cả các sinh viên đại học. (Những nhà nghiên cứu xác định sự nhạy cảm của các học trò với ngón tay bằng cách chạm vào ngón tay các em mà không để các em thấy, và hỏi xem đó là ngón nào).Bằng chứng trong cả tâm lý học hành vi và khoa học thần kinh cho thấy khi mọi người được huấn luyện để cảm nhận tốt hơn ngón tay của họ, họ cũng có thành tích toán học tốt hơn. Họ thấy rằng khi những trẻ em 6 tuổi cải thiện được cảm nhận về ngón tay, các em cũng học môn đại số tốt hơn, nhất là các kỹ năng như đếm và sắp xếp số.Thật ra, khả năng cảm nhận ngón tay của một trẻ 6 tuổi được coi là tiêu chí để phán đoán thành tích tương lai của em trong toán học còn tốt hơn so với những bài thi trắc nghiệm!Lý do của điều này là một cuộc tranh cãi lớn, nhưng sự nhất trí chung là để giỏi toán hơn, con bạn nên học đếm trên ngón tay trước.Brian Butterworth, tác giả cuốn The mathematic brain và là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này, nói trong cuốn sách của ông là nếu học trò không học số đếm thông qua các ngón tay thì “các con số sẽ không bao giờ xuất hiện một cách bình thường trong bộ não”.Hãy đơn giản hóa môn toánMột trong những đề xuất của các nhà thần kinh học là các trường mẫu giáo và tiểu học nên tập trung vào việc dạy phân biệt ngón tay ở trẻ nhỏ, không chỉ là tính đếm bằng ngón tay mà còn giúp các em sớm phân biệt các ngón khác nhau và cảm nhận chúng.Hiện giờ hầu như chưa có trường mẫu giáo hay tiểu học nào có một giáo án cho những điều như thế. Tệ hơn, nhiều thầy cô giáo nghĩ rằng việc sử dụng ngón tay là vô ích và nên chấm dứt ở trẻ càng sớm càng tốt.Kumon, một chương trình dạy toán phổ biến trên thế giới (đã có mặt ở Việt Nam), vẫn thông báo với các bậc cha mẹ là không nên để con tính bằng ngón tay và những ai thấy thế nên báo lại với thầy cô giáo. Nhưng các bằng chứng nghiên cứu cho thấy ngăn trẻ em tính bằng ngón tay có thể cản trở rất nhiều năng lực toán học của các em.Các ngón tay có lẽ là một trong những công cụ thị giác lợi hại nhất của chúng ta, và vùng thể cảm ngón tay ở não được sử dụng cho tới tận khi một người trưởng thành. Thêm nữa, việc cảm nhận tốt các ngón tay không chỉ có ý nghĩa với việc học toán mà cả việc học và chơi các nhạc cụ, vốn rất cần điều đó. Ngược lại, những người chơi piano thường cho thấy kỹ năng toán học tốt hơn so với những người không học nhạc.Các nghiên cứu về việc sử dụng ngón tay nói trên thuộc về một nhóm lớn hơn những nghiên cứu về khả năng nhận thức của bộ não trong mối tương quan giữa hình ảnh thị giác và toán học. Bộ não của chúng ta được tổ chức thành “những mạng lưới phân bổ thông tin”, và khi chúng ta xử lý kiến thức, nhiều vùng khác nhau trong não bộ giao tiếp với nhau.Khi chúng ta học toán, bộ não đặc biệt phải dùng tới nhiều mạng lưới khác nhau, rất nhiều trong số đó liên quan tới cảm nhận thị giác. Việc chụp ảnh não bộ đã cho thấy ngay cả khi mọi người làm một phép tính, như 12 x 25, với những con số vốn là khái niệm trừu tượng, bộ não vẫn đặt cơ sở cho nó bằng một quá trình thị giác.Chính vì thế mà rất nhiều học trò thấy môn toán là quá khó khăn và chẳng lý thú chút nào. Các em thường bị ném vào một biển những con số và khái niệm trừu tượng mà bộ não không quen thuộc. Các em bị ép nhớ những công thức, những bảng và cột, với rất ít ví dụ thực tế mang tính thị giác hay những sự trình bày thật sự sáng tạo, một phần vì các giáo án quá cứng nhắc.Càng học lên cao, điều này càng áp đảo, khiến toán học dần trở thành những ý tưởng trừu tượng thay vì một công cụ của cuộc sống.Vì thế, các nhà nghiên cứu khuyến cáo các thầy cô giáo dạy toán nên thường xuyên hỏi học trò nhìn các khái niệm toán học như thế nào, và thử vẽ ra, biểu diễn bằng hình ảnh những gì các em hiểu được về các công thức và định lý.Trong một thí nghiệm thực tế, Trung tâm Youcubed ở Đại học Stanford đã viết giáo án mở và miễn phí những bài dạy toán bằng thị giác cho các lớp từ 3 tới 9 ở Mỹ, “để học trò thật sự cảm nhận được vẻ đẹp của toán học”, bắt đầu từ mùa hè 2015.Các giáo án này đã được tải về 250.000 lần và được sử dụng ở mọi bang của nước Mỹ. 98% giáo viên nói họ thích những bài dạy này hơn và 89% học trò nói các em học toán tốt hơn nhờ nó.■ Tags: Đếm ngón tayHọc tínhĐại học Stanford
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Nhân viên quán bia kể lúc đập khóa, dập tắt ngọn lửa trong căn nhà bốc cháy HỒNG QUANG 22/11/2024 Phát hiện đám cháy bùng lên trong căn nhà khóa cửa, 3 người đàn ông làm việc ở quán bia gần đó đã tiếp cận để phá khóa. Họ sau đó dùng bình cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB BÌNH KHÁNH 22/11/2024 Một số kiểm toán viên thuộc các công ty nổi tiếng như Ernst & Young Việt Nam, KPMG vừa bị đình chỉ đến hết năm 2024. Ngoài ra, Kiểm toán DFK Việt Nam và Moore AISC cũng có kiểm toán viên bị đình chỉ.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.