07/05/2010 07:10 GMT+7

Trẻ em bị xâm hại nhiều hơn

LÂM HOÀI
LÂM HOÀI

TT - Đánh giá về vụ “Hành hạ nhẫn tâm cậu bé làm thuê”, ông Hoàng Văn Tiến cho rằng đây là vụ vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng, trong đó có cả trách nhiệm gia đình và xã hội. Ông nói:

* Hào Anh mong gặp cha ruột

16utvzgt.jpgPhóng to

Ông Hoàng Văn Tiến - Ảnh: M.Quang

- Hành vi hành hạ cháu Hào Anh của vợ chồng Giang - Thơm vi phạm nghiêm trọng Bộ luật lao động và Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Cụ thể, hai người này sử dụng lao động trẻ em trong cơ sở sản xuất của mình là vi phạm điều 6 Bộ luật lao động và vi phạm điều 7 Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Theo điều 7, nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em vì mục đích trục lợi; lạm dụng, sử dụng trẻ em vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại; làm những công việc khác trái với quy định của luật pháp về lao động; cản trở việc học tập của trẻ em; áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em.

nhUd9HFH.jpgPhóng to

Hội đồng Đội trung ương lên án

Ngày 6-5, Hội đồng Đội trung ương đã gửi công văn tới Ban thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau và hội đồng Đội các tỉnh, TP bày tỏ sự phẫn nộ và lên án hành động hành hạ em Hào Anh (ảnh), đồng thời chia sẻ với những đau đớn về thể xác và tinh thần của em.

Hội đồng Đội trung ương đề nghị ban thường vụ các tỉnh, thành đoàn, hội đồng Đội các tỉnh, TP, các cơ quan thông tấn báo chí của Đoàn quan tâm triển khai tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục về các quyền, bổn phận của trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm của người dân đối với các trường hợp bị bạo hành...

Thường trực Hội đồng Đội trung ương đã trích 3 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo hỗ trợ em Hào Anh.

Tuy nhiên, phía gia đình cháu Hào Anh, họ hàng, thân nhân cũng có trách nhiệm. Mẹ cháu để con đi làm thuê ở độ tuổi còn trẻ em, không cho con học hành, không quan tâm đến con trong suốt thời gian đi làm cho đến khi sự việc xảy ra. Cháu phải làm việc ở trang trại, bị vợ chồng người chủ ngược đãi trong suốt thời gian dài.

Ngoài ra, tôi cho rằng các tổ chức liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương cũng chưa làm tròn trách nhiệm.

* Theo đánh giá của cục, thực trạng trẻ em bị xâm hại và lạm dụng hiện nay đang ở mức độ thế nào?

- Theo số liệu tổng hợp năm 2009, qua báo cáo của 44/63 tỉnh thành, cả nước còn gần 23.000 trẻ lang thang, hơn 22.000 trẻ em đang lao động trong nhiều công việc như giúp đỡ gia đình hoặc làm việc ngoài xã hội.

Tuy nhiên, rất khó đánh giá số trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dù chắc chắn có trẻ phải đào vàng, đánh giày, bán báo, làm thuê ở các điểm dịch vụ du lịch...

Một số trường hợp đặc biệt như việc trẻ em phải đi đào vàng ở Quảng Nam năm 2009, Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cùng các cơ quan chức năng đã có sự can thiệp và giải phóng các em khỏi những chủ sử dụng lao động trẻ em này.

Thời gian tới, cục sẽ khảo sát tình trạng trẻ lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Về tình trạng xâm hại trẻ em, gần đây có nhiều vụ điển hình được phản ánh rộng rãi hơn. Từ những hiện tượng điển hình như vậy, chúng ta có thể thấy tình trạng xâm hại trẻ em có xu hướng được dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn, trở thành điểm rất tích cực để chúng ta có thể phát huy và ngăn chặn xâm hại trẻ em.

Tuy nhiên, nhận định vấn đề, thực trạng thế nào thì đó mới chỉ là nhìn hiện tượng, sự việc cụ thể, còn đi đến bản chất trong cộng đồng xã hội thế nào, xu hướng ra sao thì chúng ta chưa có một điều tra nghiên cứu nào cụ thể, tỉ mỉ. Do đó chưa thể khẳng định được hiện trạng, dự báo được xu hướng thế nào, nhưng đúng là hiện tượng được phản ánh nhiều hơn, tính chất phức tạp hơn, mức độ nghiêm trọng hơn trước đây.

* Sau khi xảy ra vụ em Nguyễn Thị Bình bị hành hạ ở Hà Nội, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo yêu cầu bố trí thêm cán bộ chuyên trách về lao động xã hội, tăng biên chế cho thanh tra lao động nhưng việc phát hiện qua thanh tra dường như quá ít?

- Trong hệ thống của ngành lao động có thanh tra lao động, nhưng số lượng thanh tra viên cũng như thanh tra riêng lĩnh vực trẻ em còn rất hạn chế. Do thiếu người, thiếu cả điều kiện để thanh tra tác nghiệp nên công tác thanh tra làm chưa được nhiều.

Theo tôi, phải có mạng lưới về bảo vệ trẻ em ở cộng đồng và theo hình thức không chính thức mới có thể cung cấp các thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng xử lý.

Ngày 6-5, Công an huyện Đầm Dơi đã làm thủ tục chuyển Hào Anh đến TP Cà Mau điều trị. Để đảm bảo an toàn cho Hào Anh, cơ quan chức năng đã chuyển thẳng em về bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau.

Thượng tá Nhan Ngọc Hồng - phó phòng hậu cần kiêm trưởng ban y tế Công an tỉnh Cà Mau - cho biết sau khi nhập viện Hào Anh ăn uống rất tốt, các vết thương trên người đã lành, huyết áp ổn định.

Theo quy định của bệnh xá, bệnh nhân điều trị nội trú không cần phải có người nhà ở lại chăm sóc bởi việc này được cán bộ, chiến sĩ của bệnh xá thực hiện nên ngoại, mẹ và cha dượng của Hào Anh đã về nhà.

Đề cập đơn xin không xử lý hình sự vợ chồng Giang - Thơm mà mẹ Hào Anh (chị Thoa) đã nộp cho cơ quan công an, thượng tá Nguyễn Trường Hà - phó Công an huyện Đầm Dơi - cho biết chị Thoa đã gửi thêm đơn xin rút lại tờ đơn đầu. Lý do chị Thoa rút đơn là không chấp nhận hành vi hành hạ tàn nhẫn của vợ chồng Giang - Thơm.

Nằm điều trị tại bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau, chiều 6-5 Hào Anh cho biết nghe mọi người nhắc đến cha nên rất muốn được gặp cha. Hào Anh rơm rớm nước mắt nhưng không hình dung ra khuôn mặt người cha ra sao vì 14 năm qua cha em chưa hề đến thăm.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

LÂM HOÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên