04/07/2024 17:21 GMT+7

Trẻ bị xâm hại tình dục do cha mẹ còn lơ là

Từ năm 2023 đến nay, Bình Phước ghi nhận 94 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trong nhiều hình thức xâm hại thì xâm hại tình dục trẻ em chiếm đến 75%.

Trong 18 tháng qua có 94 trẻ em ở Bình Phước bị bạo hành, xâm hại. Trong ảnh: Một bé gái ở huyện Đồng Phú (Bình Phước) bị cha dượng bạo hành phải vào viện điều trị xảy ra tháng 7-2022, khiến dư luận bức xúc - Ảnh: A.B.

Trong 18 tháng qua có 94 trẻ em ở Bình Phước bị bạo hành, xâm hại. Trong ảnh: Một bé gái ở huyện Đồng Phú (Bình Phước) bị cha dượng bạo hành phải vào viện điều trị xảy ra tháng 7-2022, khiến dư luận bức xúc - Ảnh: A.B.

Ngày 4-7, kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 bước qua ngày làm việc thứ hai. Trong đó có nội dung trả lời chất vấn về tình trạng trẻ em bị xâm hại, chết đuối thời gian qua còn xảy ra nhiều.

Hàng chục trẻ em bị bạo hành, xâm hại mỗi năm

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước, từ năm 2023 đến nay, toàn tỉnh có 94 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trong số đó, năm 2023 có 69 trẻ em và 6 tháng đầu năm 2024 là 25 trẻ em.

"Trong nhiều hình thức xâm hại thì hình thức xâm hại chủ yếu là xâm hại tình dục trẻ em chiếm 75%", báo cáo nêu rõ.

Trả lời chất vấn về việc trẻ bị xâm hại thời gian qua còn xảy ra nhiều, diễn biến phức tạp, ông Phùng Hiệp Quốc, giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước, cho biết có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu xuất phát từ chính gia đình hoặc cộng đồng xã hội.

Trong đó nguyên nhân đầu tiên kể đến là vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thiếu kiến thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi cho trẻ bị xâm hại tình dục.

Thứ hai là sự hạn chế trong nhận thức của trẻ về các hình thức xâm hại tình dục, sự tò mò khám phá về giới tính, yêu sớm, thiếu kỹ năng phòng ngừa và tố giác người xâm hại…

Ngoài ra, sự phát triển và sử dụng phổ biến mạng xã hội của trẻ em có tác động tiêu cực, lệch lạc đến nhận thức của trẻ hiện nay do trẻ em học tập rất nhanh từ "kênh" này.

Cuối cùng là công tác truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là vấn đề giáo dục giới tính cũng như giáo dục các em biết cách tự bảo vệ mình còn chưa hiệu quả, chưa chú trọng ngay khi các em đang học mẫu giáo hay tiểu học…

Hai anh em ruột 7 tuổi và 4 tuổi ở Bình Phước chết đuối dưới hồ nước tưới tiêu của gia đình, xảy ra cuối tháng 3-2024 - Ảnh: A.B.

Hai anh em ruột 7 tuổi và 4 tuổi ở Bình Phước chết đuối dưới hồ nước tưới tiêu của gia đình, xảy ra cuối tháng 3-2024 - Ảnh: A.B.

Chỉ 10% học sinh ở Bình Phước biết bơi

Cùng thời gian trên, Bình Phước ghi nhận 32 trẻ em bị chết đuối. Riêng 6 tháng đầu năm 2024 có 11 trẻ bị chết đuối, tăng 3 người so với cùng kỳ 2023.

Nguyên nhân chủ yếu trẻ chết đuối do thiếu sự giám sát của người lớn, hạn chế về kiến thức an toàn trong môi trường nước và chưa ý thức được nguy hiểm. Kỹ năng bơi lội yếu hoặc không biết bơi.

Bà Trần Tuyết Minh, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết đặc thù của tỉnh có nhiều sông, suối, ao, hồ, địa bàn rộng nên khó khăn trong công tác dạy bơi cho trẻ em.

Qua thống kê, trong số hơn 300 trường học trên địa bàn chỉ có 47 bể bơi di động và cố định. Tỉ lệ học sinh biết bơi trên địa bàn chỉ đạt 10%. Dù gần 70% giáo viên dạy giáo dục thể chất trong trường có thể dạy bơi nhưng thiếu cơ sở vật chất.

Theo bà Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đề án dạy bơi an toàn cho học sinh, dự kiến cuối tháng 10-2024 sẽ trình Chính phủ. Đây là căn cứ quan trọng để UBND tỉnh có chỉ đạo thực hiện đề án dạy bơi cho học sinh. Qua đó sẽ tính toán nguồn lực cũng như việc vận hành dạy bơi hiệu quả, an toàn, giảm thiểu tình trạng đuối nước đối với trẻ em trên địa bàn.

Nhiều giải pháp kéo giảm vấn nạn xâm hại trẻ em

Ông Phùng Hiệp Quốc thông tin về giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em, ngành sẽ tăng cường tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em, có hình thức định hướng sử dụng mạng xã hội để không phát tán thông tin, chú trọng công tác bảo vệ trẻ em ngay trong gia đình, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Về giải pháp phòng chống chết đuối trẻ em, tỉnh sẽ quy hoạch đô thị và xây dựng các khu vui chơi giải trí an toàn; giáo dục trẻ nhận biết các nguy hiểm tiềm ẩn và kỹ năng xử lý tình huống khi vui chơi giải trí, cho trẻ tập bơi ngay từ nhỏ, lắp đặt cảnh báo tại 100% ao, hồ, sông, suối có nguy cơ đuối nước…

Đau xót hai anh em ruột chết đuối dưới hồ nước tưới tiêuĐau xót hai anh em ruột chết đuối dưới hồ nước tưới tiêu

Bé trai 7 tuổi cùng em gái 4 tuổi ra rẫy chơi, không may rơi xuống hồ nước tưới tiêu và tử vong sau đó.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên