Trào ngược dịch mật. Nguồn: slideplayer.com
Cơ thể con người có rất nhiều loại dịch, phần lớn các loại dịch này là để tiêu hóa. Dịch mật chính là dịch tiêu hóa chất béo của cơ thể. Nếu không có dịch mật, đồng nghĩa với việc chất béo và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) sẽ không được tiêu hóa, hấp thụ.
Dịch mật là một chất lỏng màu xanh trong - vàng, hơi nhầy với độ pH ~ 7-7,7. Dịch mật được sản xuất tại gan, qua ống dẫn mật, cô đặc lại và đổ về dự trữ trong túi mật. Bình thường dịch mật có thể đổ thẳng từ gan qua ống dẫn mật vào tá tràng khi tá tràng có đồ ăn hoặc chúng sẽ từ gan quay về tích trữ ở túi mật. Sau khi thức ăn được đưa xuống tá tràng, dịch mật sẽ được bơm từ túi mật xuống ruột non thực hiện vai trò tiêu hóa. Lượng dịch mật được tiết ra sẽ phụ thuộc vào lượng mỡ trong thức ăn của bạn nhiều hay ít. Nếu không có mỡ trong thức ăn sự bài tiết mật sẽ giảm.
Hậu quả của trào ngược dịch mật
Giữa ruột và dạ dày có van môn vị luôn đóng mở nhịp nhàng, chỉ mở ra khi có thức ăn xuống ruột và đóng lại ngay để ngăn không cho dịch thức ăn ở ruột trào ngược vào dạ dày. Khi dịch từ tá tràng trào vào dạ dày sẽ đem theo dịch mật, lúc này được gọi là hiện tượng trào ngược dịch mật.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch mật có thể là do van môn vị đóng không chặt hoặc đóng mở không đúng lúc.
Khi dịch mật di chuyển vào trong dạ dày sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Trào ngược dịch mật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày thực quản. Khi hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản dẫn theo dịch mật đi lên vùng thực quản và ngã ba hầu họng, người bệnh sẽ thấy đắng miệng, nôn dịch xanh vàng, có thể có ho, phù nề dây thanh gây mất tiếng,… Nặng hơn nữa có thể có nguy cơ bị barret thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
Cách chữa trào ngược dịch mật dạ dày nào hiệu quả?
Y học ngày nay chưa có một biện pháp nào đơn giản và thật sự hiệu quả để chữa khỏi tình trạng trào ngược dịch mật, ngoài phương pháp phẫu thuật nối ống mật và hỗng tràng (phần sau của tá tràng). Bằng phương pháp này, dịch mật thay vì đổ vào tá tràng - nơi nối trực tiếp với dạ dày thì dịch mật được dẫn đổ về hỗng tràng.
Ngoài phương pháp phẫu thuật thì chủ yếu là những phương thức giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thay vì giải quyết dịch mật trào từ tá tràng vào dạ dày.
Dùng thuốc ức chế bơm proton, thuốc loại bỏ acid mật ra khỏi cơ thể
Mặc dù các thuốc này có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên chúng lại mang nhiều tác dụng phụ không mong muốn trong khi chưa giải quyết triệt để tình trạng trào ngược dịch mật.
Tăng khả năng tiêu hóa của dạ dày
Việc tiêu hóa nhanh thức ăn sẽ giúp dạ dày ít bị đầy chướng nhờ đó các dịch ít bị trào ngược lên thực quản. Dĩ nhiên khi thức ăn dễ tiêu hóa được đầy xuống ruột non sẽ kéo theo cả dịch mật bị trào lên trở về.
Tập thể dục nhằm duy trì cân nặng hợp lý
Đối với người bệnh trào ngược không nên tập các động tác xoắn vặn cơ bụng. Ví như cầu lông, tennis, thể hình cơ bụng,…
Những người béo phì, lớp mỡ bụng dày làm tăng áp lực ổ bụng dễ gây ra hiện tượng trào ngược. Duy trì thể dục phù hợp và cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ trào ngược.
Chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống đúng giờ, tránh xa các chất kích thích. Một số thực phẩm không nên ăn như sô-cô-la, bạc hà, đồ chua, cay,… Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích.
Giữ tư thế đứng ít nhất 3 giờ sau khi ăn
Sau khi ăn là lúc dịch mật được tiết ra nhiều nhất. Nếu bạn nằm dịch mật sẽ dễ dàng di chuyển lên dạ dày và thực quản.
Sử dụng gối nêm chống trào ngược
Đây là biện pháp đơn giản giúp dịch mật và dịch dạ dày khó trào ngược lên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận