16/11/2024 08:26 GMT+7

Tranh, tượng bảo vật quốc gia vẽ lên áo dài sẽ ra sao?

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh ban đầu rất e ngại trước đề xuất đưa các tranh, tượng bảo vật quốc gia lên áo dài, khăn. ‘Tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc mà đưa lên áo dài thì ai dám mặc’.

Tượng Phật Bà Quan Âm, tranh 'Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ' mà mang lên áo dài sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Bộ sưu tập áo dài lụa lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: T.ĐIỂU

Hay tranh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc của họa sĩ Dương Bích Liên, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng, Thánh Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm… mà in lên áo dài sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Anh Minh đã nghĩ như vậy nhưng lập tức được nhà thiết kế trẻ người Thụy Sĩ gốc Việt Minh Phạm trấn an rằng anh sẽ không dùng hình ảnh tranh, tượng ấy đưa lên các thiết kế một cách đơn thuần, thụ động như cách xưa nay mọi người thường làm.

Chỉ lấy cảm hứng từ bảo vật quốc gia

Phật Bà Quan Âm, tranh 'Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ' vẽ lên áo dài sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Một mẫu áo dài thiết kế từ cảm hứng với tranh bảo vật quốc gia do Hạ Vy trình diễn - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà thiết kế chỉ chắt lọc những tinh túy nghệ thuật của các tranh, tượng là bảo vật quốc gia này, từ màu sắc tới họa tiết, bố cục, mà tiếp tục sáng tạo ra các mẫu thiết kế hoa văn để đưa lên áo dài.

Ông Nguyễn Anh Minh đã tham gia hợp tác trong dự án bộ sưu tập lụa Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản.

Nhà thiết kế kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và thời trang hiện đại, biến những kiệt tác di sản thành các tác phẩm đương đại, trong khi vẫn giữ giá trị tinh thần của truyền thống.

Khi xem bộ sưu tập, nếu không được giới thiệu, người xem thoáng qua trên sân khấu sẽ khó nhận ra những hoa văn trên áo dài ấy chính là từ các bảo vật quốc gia đã khá quen thuộc với mọi người.

Đem di sản đến gần hơn

Bộ sưu tập lụa Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản được Minh Phạm thiết kế từ nguồn cảm hứng với 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đó là tượng Phật Bà Quan Âm ở chùa Hội Hạ, tỉnh Vĩnh Phúc; bộ cánh cửa chạm rồng (chùa Keo); tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ở chùa Mật;

Bức tranh Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn; tranh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc của họa sĩ Dương Bích Liên;

Bình phong của họa sĩ Nguyễn Gia Trí; tranh Gióng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm; tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng; bức tranh Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân.

"Việc kết hợp bảo vật quốc gia với lụa mang đến giá trị mới, đưa di sản đến gần hơn với công chúng. Đó cũng là một mục tiêu quan trọng mà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đặt ra", ông Nguyễn Anh Minh nói.

Một số mẫu thiết kế trong bộ sưu tập lụa Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản:

Các mẫu thiết kế không bê nguyên tranh, tượng ra in lên áo dài như cách thông thường - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà thiết kế cho biết anh đã rất để tâm vào bộ sưu tập thời trang này - Ảnh: T.ĐIỂU

Tượng Phật Bà Quan Âm, tranh 'Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ' mà mang lên áo dài sẽ ra sao? - Ảnh 11.Đề nghị xem xét công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm định hồ sơ ấn vàng Hoàng đế chi bảo, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên