01/03/2014 05:50 GMT+7

Tranh chấp thừa kế 20 năm chưa được xét xử

Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG (tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao)
Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG (tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao)

TT - Tòa đã thụ lý vụ án cách đây hơn 20 năm nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử khiến những người có quyền và nghĩa vụ liên quan khổ sở trăm bề.

L9MQf4z6.jpgPhóng to

Bà N.T.M.L., 53 tuổi, là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, hiện ngụ tại 369D Lê Quang Định, P.5, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), trình bày: thửa đất rộng hơn 2.000m2 tại địa chỉ 369 Lê Quang Định do ông bà ngoại của bà L. tạo lập, có giấy tờ được ghi nhận từ trước năm 1975. Đến năm 1988 cả hai ông bà mất không để lại di chúc. Việc phân chia xảy ra mâu thuẫn.

Sống chôn chân trong mảnh đất của chính mình

Tòa đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng

Nếu việc thụ lý được bắt đầu từ năm 2007 đến nay đã là gần bảy năm mà vụ án dân sự vẫn chưa được giải quyết thì tòa đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng về mặt thời gian. Đương sự có quyền khiếu nại đến chánh án tòa án nhân dân và viện KSND cùng cấp để yêu cầu được xét xử.

“Từ năm 1991 Tòa án nhân dân TP.HCM bắt đầu thụ lý vụ kiện, sau đó tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn cấm việc xây dựng, sửa chữa trái phép tại một căn nhà nằm trên địa chỉ này. Và đến nay, những hộ dân đang sống trên thửa đất của ông bà để lại vẫn không được xây dựng hay mua bán. 20 năm trôi qua, số người trong gia đình tăng thêm theo từng năm nhưng nhà cửa thì không được xây dựng mới. Bởi vậy hiện nay mấy chục con người chúng tôi đang sống trong những căn phòng nhỏ bé, tạm bợ và nhếch nhác. Chúng tôi đang sống chôn chân trong mảnh đất của chính ông bà để lại” - bà L. kể.

Bà L. cho biết giờ bà không quan tâm việc vụ án được xử như thế nào: “Chúng tôi chỉ mong tòa xét xử sớm để sự việc bớt căng thẳng trước khi quá muộn. Tôi cũng đã làm đơn gửi đi khắp nơi mong mỏi tòa giải quyết, hoặc nếu không giải quyết được thì tòa trả lời rõ ràng để chúng tôi liệu đường”.

Tòa: vô cùng phức tạp

Ông Nguyễn Tấn Luận, chánh tòa dân sự Tòa án nhân dân TP.HCM, cho rằng vụ kiện này “vô cùng phức tạp”.

Theo ông Luận, Tòa án nhân dân TP.HCM đã thụ lý vụ việc từ năm 1991. Tuy nhiên, sau khi xác minh thấy vụ việc có yếu tố nước ngoài nên thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ để chờ quy định mới.

Rồi thêm một lần nữa tòa thụ lý và tạm đình chỉ nên bị đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Kể từ năm 1997 đến cuối năm 2006, gần 10 năm vụ việc nằm trên tòa phúc thẩm. Đến năm 2007,

Tòa án nhân dân TP.HCM mới thụ lý lại vụ việc. “Bởi vậy, nếu nói tòa thụ lý cả hơn 20 năm mà không xét xử là chưa chính xác” - thẩm phán Luận nói.

Thẩm phán Lê Ngọc Tường, người được giao thụ lý hồ sơ vụ việc từ năm 2012, cho biết: “Lý do vụ việc kéo dài và chưa xử lý được là do hiện nay cả nguyên đơn và bị đơn đều đã chết, người kế thừa nguyên đơn và bị đơn rất đông.

Nếu tính tất cả những người phải tham gia tố tụng thì lên đến hơn 50 người, trong đó có nhiều người đang ở nước ngoài. Việc triệu tập tất cả mọi người để chuẩn bị cho việc củng cố hồ sơ mất rất nhiều thời gian và phức tạp.

Thậm chí, vụ việc cũng được chuyển qua nhiều thẩm phán khác nhau nên việc xử lý cũng bị chậm lại”.

Theo ông Tường, năm 2007 thẩm phán Phan Thanh Tùng thụ lý lại vụ án đã thu thập điều tra về ủy thác tư pháp, làm công văn xác minh nguồn đất, xác minh phía công an xem hiện thừa kế còn bao nhiêu người, bao nhiêu người có địa chỉ tại khu đất, địa chỉ những người khác ở đâu...

Sau đó thẩm phán Tùng chuyển lên làm thẩm phán tại Tòa án nhân dân tối cao nên vụ việc được giao lại cho thẩm phán Tường.

“Hiện tại, tòa vẫn đang yêu cầu các đương sự cung cấp thêm địa chỉ của hai người tham gia tố tụng hiện đang định cư ở nước ngoài và làm thủ tục thẩm định tại chỗ, tiến hành lập hội đồng định giá tài sản tranh chấp, hòa giải lại cho các đương sự” - ông Tường nói.

Cũng theo thẩm phán Tường, sớm nhất cũng phải sáu tháng nữa vụ án dân sự này mới được đưa ra xét xử nếu mọi việc thuận lợi.

“Có đến hơn 50 người sẽ tham gia vụ án, trong đó cũng có những người đang sống ở nước ngoài nên thực hiện một thủ tục pháp lý nào cũng mất nhiều thời gian. Chỉ cần một đương sự trong số 50 người không có mặt cũng có thể khiến vụ việc bị kéo dài thêm” - ông Tường nói.

Ngoài ra, tại biên bản hòa giải do Tòa án nhân dân TP.HCM thực hiện vào ngày 28-7-2011, trong phần ghi ý kiến đương sự có ghi rõ đương sự yêu cầu tòa án tính toán đền bù thiệt hại bởi lệnh phong tỏa kéo dài gần 20 năm gây ra. Về việc này, thẩm phán Nguyễn Tấn Luận cho rằng tòa sẽ xem xét bởi quyền đòi bồi thường là quyền của các đương sự.

Tóm tắt vụ việc

*Năm 1991, nguyên đơn là ông V.T.C. và bà V.T.D. gửi đơn khởi kiện bà V.T.H. ra tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế. Cả ba người là anh chị em ruột.

* Năm 1995, tòa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ án theo yêu cầu của nguyên đơn để chờ quy định mới, sau khi tòa xác minh vụ án có yếu tố nước ngoài khi một người có quyền và nghĩa vụ liên quan đang định cư ở Mỹ.

* Năm 1996, nguyên đơn có yêu cầu giải quyết lại vụ án.

* Cuối năm 1996, tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xây dựng và sửa chữa trái phép đối với ngôi nhà trên thửa đất.

* Tháng 12-1996, Tòa án nhân dân TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ vụ án sau khi nguyên đơn bị bệnh.

* Ngày 20-1-1997, đại diện bị đơn kháng cáo.

* Ngày 4-7-1997, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết phúc thẩm để chờ hướng dẫn của Quốc hội.

* Ngày 14-12-2006, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết việc kháng cáo của bị đơn, tuyên hủy quyết định tạm đình chỉ của Tòa án nhân dân TP.HCM bởi lý do đình chỉ (nguyên đơn bị bệnh) không còn và trả hồ sơ lại cho cấp sơ thẩm.

* Ngày 15-1-2007, Tòa án nhân dân TP.HCM thụ lý lại vụ án.

Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG (tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên