TTCT - Việc Bộ Nội vụ Trung Quốc tuần trước công bố danh sách thứ tư các địa danh đúng chuẩn ở khu vực mà Trung Quốc gọi là Tạng Nam nhưng Ấn Độ Việc Bộ Nội vụ Trung Quốc tuần trước công bố danh sách thứ tư các địa danh đúng chuẩn ở khu vực mà Trung Quốc gọi là Tạng Nam nhưng Ấn Độ cho là thuộc bang Arunachal Pradesh của họ làm dấy lên va chạm mới từ tranh chấp từng bùng nổ hơn 60 năm trước.Một cuộc gặp gỡ của giới lãnh đạo quân sự Trung - Ấn ở khu vực LAC. Ảnh: timesnownews.comGlobal Times (Trung Quốc) 30-3 loan báo Bộ Nội vụ nước này đã công bố danh sách gồm 30 địa danh đúng chuẩn ở Tạng Nam (phía nam Khu tự trị Tây Tạng), chỉ 12 ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Arunachal Pradesh trong chiến dịch vận động tranh cử, và ba tuần sau khi ông Modi khánh thành đường hầm ở độ cao gần 4.000m thuộc bang này, theo báo Anh Independent 22-3.Tranh chấp 60 nămĐường hầm Sela được thiết kế nhằm đảm bảo kết nối quanh năm với thị trấn Tawang có tầm quan trọng chiến lược trong bang này và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quân trong khu vực, giúp Ấn Độ tăng cường phòng thủ dọc tuyến biên giới không chính thức với Trung Quốc dài 3.500km - Đường kiểm soát thực tế (LAC). Đường hầm nằm cách LAC 16km về phía nam, còn thị trấn Tawang có cư dân chính là người thiểu số Monpa và là nơi tọa lạc tu viện Phật giáo lâu đời từng thuộc Tây Tạng, và đến tháng 2-1951 thì thuộc Ấn Độ.Trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi Ấn - Trung năm 1962, Trung Quốc thắng thế, kiểm soát Tawang trong khoảng 6 tháng, rồi rút quân. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố chủ quyền với Tawang và toàn thể khu vực Arunachal Pradesh như từ cuộc chiến tranh 1962.Cuối những năm 1950 và đầu 1960, quân đội Trung Quốc (PLA) chuyển trọng tâm chiến lược từ Ladakh sang khu vực nay là Arunachal Pradesh. Sau khi xây xong con đường nối Tân Cương với Tây Tạng qua Aksai-Chin năm 1957, Trung Quốc bắt đầu dòm ngó phía bên kia. Đến khoảng tháng 7-1962, các cuộc đàm phán giữa chính phủ hai nước đi vào ngõ cụt.Sau cuộc họp ngày 26-7-1962 tại Geneva giữa nguyên soái, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Krishna Menon, Chính phủ Ấn Độ đề nghị cử phái đoàn cấp bộ trưởng tới Bắc Kinh để thảo luận, không cần điều kiện tiên quyết, về tất cả các vấn đề và tranh chấp song phương. Song Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, trong cuộc họp lúc nửa đêm 4-8-1962 với đại biện lâm thời Ấn Độ PK Banerjee, đã nói dứt khoát Trung Quốc chỉ sẵn sàng đàm phán theo các điều kiện của Trung Quốc.Hai tháng rưỡi sau, ngày 22-10-1962, PLA phát động hai cuộc tấn công cách nhau 1.000km ở khu vực Ladakh phía đông bắc Kashmir (mà Trung Quốc tuyên bố là một phần của Khu tự trị Tân Cương) và ở đường biên McMahon, Arunachal Pradesh. Ở Ladakh, quân đội Trung Quốc không tiến xa hơn các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền, nhưng ở hướng bên kia, lực lượng PLA đã vượt qua biên giới thực tế tới hơn 160km, đến tận giáp vùng đồng bằng Assam, trước khi xung đột chấm dứt vào ngày 21-11.Trong một tháng và một ngày giao tranh, cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề - quân đội Ấn Độ đã kháng cự kịch liệt trước lực lượng Trung Quốc có ưu thế về quân số, địa lý và hậu cần. Giao tranh đặc biệt dữ dội ở khu vực Arunchal Pradesh, nơi quân Trung Quốc, bất chấp tổn thất nặng nề, tràn ngập bằng bộ binh và pháo yểm trợ hỏa lực cực lớn. Quân phòng thủ Ấn Độ sau đó buộc phải rút lui từ cả hai đầu của phòng tuyến McMahon.Diễn biến khủng hoảng biên giới và cuộc chiến tranh năm 1962 có thể được tóm tắt: đã xảy ra những sự cố mà hai bên thử giải quyết bằng đàm phán, kể cả qua các tướng lĩnh cao cấp, song tần suất sự cố không giảm, trái lại còn tăng hơn, rồi chiến tranh bùng nổ. Kịch bản này hiện đang có nguy cơ tái hiện.Đường hầm chiến lược Sela. Ảnh: Sentinel AssamĐơn phương hành độngViệc Trung Quốc công bố danh sách các địa danh đúng chuẩn lần thứ tư cho thấy: (1) Trung Quốc không ngừng đơn phương hành động; (2) bên nào thắc mắc, thì đàm phán, song đàm phán rồi lại tiếp tục đơn phương hành động. Chuyện đặt lại tên địa danh cho "đúng chuẩn" là điều mà Bộ Nội vụ nước này đã bắt đầu làm từ năm 2017; lần đó, họ mới "đặt lại cho đúng" 6 địa danh trong địa bàn Tạng Nam. Lần thứ nhì là vào cuối tháng 12-2021, với 15 địa danh. Lần thứ ba là đầu tháng 4-2023, thêm 11 địa danh nữa. Và lần mới đây nhất gồm tới 30 địa danh.Mục đích của việc này nghe qua có vẻ vô hại: điều chỉnh cho đúng chính tả bằng chữ Hán, bảng chữ cái Tây Tạng, và La Mã, phù hợp với quy định về tên địa lý do Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành. Song, nội dung và bản chất của cả bốn lần sửa đổi lại là không chấp nhận các tên gọi khác không do Trung Quốc ấn định. Chuyện này cũng na ná chuyện Trung Quốc tự tiện vẽ lại ranh giới trong vịnh Bắc Bộ mới đây. Tất nhiên, mỗi chuyện có những đặc điểm riêng, nhưng mẫu số chung là hành động đơn phương và có tính áp đặt.Thật ra, giữa hai bên Trung - Ấn không phải chỉ có va chạm. Mới hôm 27-3, hai bên đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ 29 Cơ chế Tư vấn và điều phối các vấn đề biên giới, và "đã trao đổi sâu sắc quan điểm về cách đạt được mục tiêu "tự nguyện tháo gỡ hoàn toàn" cũng như giải quyết các vấn đề tồn đọng dọc theo LAC", theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ 28-3. Tuy nhiên, các trao đổi mới diễn ra ở cấp vụ trưởng và mới chỉ nhất trí được là sẽ tiếp tục trao đổi: "Tạm thời, hai bên đã đồng ý duy trì liên lạc thường xuyên thông qua các kênh ngoại giao và quân sự, cũng như nhất trí về sự cần thiết phải duy trì hòa bình và yên ổn trên thực địa ở khu vực biên giới theo các thỏa thuận và nghi thức song phương hiện có". (Bộ Ngoại giao Ấn Độ)Song song với các cuộc họp của hai Bộ Ngoại giao, hai bên còn có những cuộc họp giữa các tướng lĩnh. Hôm 19-2 đã diễn ra cuộc họp cấp tư lệnh quân đoàn Trung - Ấn lần thứ 21 tại điểm gặp gỡ biên giới Chushul-Moldo, theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ 21-2.Có thể tạm kết luận: (1) Hai bên đã hơn 20 lần gặp nhau cấp tư lệnh quân đoàn để bàn về các vấn đề thực địa; (2) tần suất gần đây là hai tháng một lần, song cũng có khi cách nhau 4 tháng, có thể do tình hình thực tế; và (3) lần nào cũng được loan báo là để "tiếp tục thảo luận nhằm tìm kiếm sự tự tháo gỡ hoàn toàn". Vấn đề là làm sao mỗi bên "tự nguyện" sau những ân oán đã chồng chất ở khu vực tranh chấp hơn 60 năm qua.■ Tags: Tranh chấp Ấn Độ - Trung QuốcKhu tự trị Tây TạngKhu vực biên giớiẤn ĐộLAC
Ra thế giới với Việt Nam trong tim TUỔI TRẺ ONLINE 28/01/2025 20 năm trước, 'công dân toàn cầu' còn là một khái niệm mới được giới trẻ Việt Nam tìm hiểu và lấy làm ước mơ, khát vọng phấn đấu để đi xa tiến xa. Nhưng hiện nay, với thế hệ gen Z, công dân toàn cầu đã là một điều tất yếu của cuộc đời.
Làng Nủ hồi sinh sau lũ quét, nụ cười đã tìm về, dịu lại những gương mặt khổ đau 28/01/2025 Sau hơn một tháng dọn vào khu tái định cư, cuộc sống của những hộ dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang dần ổn định. Họ đang chuẩn bị đón cái Tết đầu tiên trong ngôi làng mới.
Tin tức thế giới 28-1: Nvidia mất gần 600 tỉ USD; Colombia điều máy bay nhận người bị Mỹ trục xuất DUY LINH 28/01/2025 Loạt dự án nhân đạo tại Ukraine điêu đứng khi Mỹ dừng viện trợ; Ấn Độ và Trung Quốc nối lại đường bay sau 5 năm cắt đứt.
Ông Trump hạ gục nhanh Colombia bằng bài trừng phạt: Thông điệp mạnh cho thế giới DUY LINH 27/01/2025 Ông Trump dường như muốn thông qua Colombia để gởi lời cảnh báo tới các quốc gia khác về cách chính quyền ông sẽ làm để đạt được mục tiêu và lợi ích cho nước Mỹ.