Lần nữa, không có trái tim nào bị vỡ , “broken heart” được mô tả y khuôn một cơn đau thắt ngực hay cơn đau kẽ sườn đột ngột và dữ dội.
“Trái tim tan vỡ” , tên chính chủ là “takotsubo cardiomyopathy”, được công nhận là một vấn đề cơ tim. Kẻ tận tay giày xéo con tim, còn ai trồng khoai đất này: cortisol. Bằng cách nào đó, hormone căng thẳng khiến tâm thất trái phình to và tê liệt tạm thời.
Nói thêm, não bộ của chúng ta xử sự với nỗi đau cảm xúc không khác cơn đau thể xác. Giải thích: Trong nhiều trường hợp, “tan nát cõi lòng”, “quặn ruột thắt gan”, nghĩa bóng và nghĩa đen nhập làm một.
Đây là nguồn cơn khiến “broken heart” trông hệt cơn đau tim, nhưng không có vấn đề mạch vành, cũng như không để lại di chứng về sau.
Vậy, nếu chỉ là đôi ba ca làm toáng lên của quả tim, thì có cần tốn giấy mực cho chúng không?
Cần quá đi chứ! Trước tiên, nói gì, thì đó là một cú dọa “xấc bấc xang bang”, mà thường chỉ thở phào với loạt chẩn đoán tới công chuyện ECG, EKG, MRI, siêu âm mạch vành... Cái kết có thể trả bằng khá nhiều tiền, nhiều giờ công và cả nhiều nước mắt người liên quan. Còn nguy hơn ở chỗ: Vài lần quen việc báo án giả, người ta có thể sinh chủ quan và trả giá thật với một “con tim tan vỡ” thật sự.
Trên bảo “takotsubo cardiomyopathy” không di chứng, nhưng quá thể, hi hữu vẫn xảy ra suy cơ tim loạn nhịp, sốc tim và tử vong. Theo sách, “trái tim tan vỡ” sẽ hồi phục vài ngày, thay vì vài tuần như nhồi máu cơ tim.
“Đau xé tâm can” là có thật, nỗi đau tinh thần có thể gây ra cơn đau xương thịt. “Broken heart” vô hại nhưng không chắc với một trái tim ốm yếu. Lúc này, không may, trái tim đau vờ lại đóng vai giọt nước tràn ly cho cơn đau thật, thì khốn cho khổ chủ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận