17/11/2018 11:10 GMT+7

Trái Đất đang ‘hì hục’ hút… nước

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Khi các mảng kiến tạo trượt lên nhau, những phân tử nước thừa cơ di chuyển sâu vào bên trong vỏ Trái Đất. Mới đây, các nhà khoa học đã ước lượng được lượng nước ‘thất thoát’ này.

Trái Đất đang ‘hì hục’ hút… nước - Ảnh 1.

Trái Đất hút khoảng 3 tỉ tẻagram nước trong 1 triệu năm, theo nghiên cứu mới đây - Ảnh: Livescience

Thông thường, nước nằm ở dạng tinh thể trong các khoáng vật và chỉ có thể đi vào vỏ Trái Đất thông qua 2 con đường, một là khi hình thành các mảng kiến tạo, hai là khi các mảng kiến tạo tác động mạnh vào nhau.

Tuy vậy các nhà khoa học cho rằng chỉ có cách thứ 2, các phân tử nước mới có thể len sâu vào lớp vỏ Trái Đất.

Điều này không mới với giới địa chất học, tuy nhiên trước nay họ không hình dung được lượng nước thất thoát mỗi lần là bao nhiêu, đồng thời cơ chế hoạt động ra sao cũng chưa được nắm rõ.

Trái Đất đang ‘hì hục’ hút… nước - Ảnh 2.

Các mảng kiến tạo là nguyên nhân chính khiến Trái Đất hút nước - Ảnh: WORLDATLAS

Mới đây nhóm nghiên cứu từ Trạm quan trắc Trái Đất của ĐH Columbia, Mỹ vừa tìm ra một chi tiết có thể giúp sáng tỏ bí ẩn về những phân tử nước bên trong lớp vỏ Trái Đất.

Theo đó, các nhà khoa học dùng một hệ thống cảm biến động đất đặt tại trung tâm rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương - nơi sâu nhất Trái Đất, nằm ở 11km dưới mực nước biển.

Đồng thời, họ thu thập và phân tích số liệu về nhiệt độ và áp suất ở khu vực này trong một khoảng thời gian dài để đưa ra một vài kết luận.

Thứ nhất, khi các mảng kiến tạo di chuyển vào nhau mà đột ngột giảm vận tốc, phân tử nước từ đại dương sẽ di chuyển vào trong đá và được giữ lại dưới dạng khoáng chất.

Thứ hai, trong khoảng 1 triệu năm, Trái Đất sẽ hút khoảng 3 tỉ teraram nước biển vào vỏ Trái Đất (1 teragram bằng 1 tỉ kilogram). Con số này lớn gấp 3 lần ước tính trước đây của các nhà khoa học.

Trái Đất đang ‘hì hục’ hút… nước - Ảnh 3.

Hoạt động núi lửa sẽ đưa các phân tử nước trở lại mặt đất - Ảnh: USA Today

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng số lượng phân tử nước này không ở mãi bên dưới mà thường được đưa lên trở lại mặt đất thông qua các đợt núi lửa phun trào.

Tuy nhiên con số 3 tỉ teraram lại là quá lớn so với lượng nước trung bình do núi lửa phun trào, đặt ra câu hỏi phải chăng nước từ đại dương đang mất đi?

Chen Cai, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng chắc chắn lượng nước đi vào bên trong lớp vỏ phải bằng lượng nước trở lại mặt đất nhờ núi lửa, nhưng cơ chế phân tử nước di chuyển bên trong Trái Đất như thế nào vẫn chưa được giải đáp.

"Cần nhiều nghiên cứu hơn để tập trung vào khía cạnh này" - Cai nói.

Ba tiểu hành tinh

TTO - Trong số này, tiểu hành tinh 2018 VX1 bay ngang Trái đất ở khoảng cách rất gần, chỉ khoảng 381.414 km.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên