Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố vào năm 2016, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở Harvard, Mỹ đã gợi ý rằng, chất chống oxy hóa flavonoid của trái cây có thể có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất.
Những người có chế độ ăn giàu flavonoid có nhiều khả năng duy trì cân nặng lý tưởng hơn khi họ già đi, so với những người không tiêu thụ thực phẩm giàu flavonoid. Các loại trái cây dường như mang lại nhiều lợi ích nhất là táo, dâu đen và lê. Một đặc tính tích cực khác của trái cây là chất xơ hòa tan, kích thích sự phát triển có chọn lọc của hệ vi sinh vật. Điều này giúp cải thiện quá trình chuyển hóa thức ăn và giảm nguy cơ béo phì.
Hãy nhớ rằng, mứt không đủ tiêu chuẩn là một phần trái cây, và nước ép trái cây cũng vậy! Tất nhiên, đường trong trái cây đóng hộp cũng không được tính là đường trái cây. Một số loại trái cây dưới đây ăn nhiều sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
Nước mía tối kỵ đối với những người thừa cân, béo phì...
Đặc biệt tệ với người bệnh tiểu đường. Không chỉ có thế, uống nước mía khi đang uống thuốc còn gây cản trở sự hấp thụ thuốc, mất hết tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Bản chất nước mía rất ngọt. Bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào có chứa đường dù là đường tự nhiên, song khi đã đi vào cơ thể đều chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho cơ thể.
Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt, song nếu uống với số lượng nhiều, liên tục sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Do đó, chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.
Sầu riêng, mít có nhiều đường
Các tính toán cho thấy, phần thịt của 3 múi sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon Cocacola hoặc một bát cơm trắng. Nếu bạn rất thích ăn loại quả này, chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi sầu riêng hoặc 2 - 3 múi mít.
Trái dứa chín dễ gây tăng đường huyết
Dứa là một loại thực phẩm có lượng đường cao, đặc biệt khi chín dễ gây tăng đường huyết. Dù vậy, nhưng xét về góc độ bổ dưỡng thì dứa lại có nhiều lợi ích như giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, đồng thời có khả năng chống viêm tốt. Do vậy, người bệnh có thể ăn với số lượng ít/mỗi lần (nguyên tắc lòng bàn tay).
Xoài chín
Trên thực tế, xoài là một quả rất tốt với người tiểu đường. Mặc dù có chứa đường, nhưng người ta tìm thấy trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi để xoài quá chín sẽ dễ làm tăng đường huyết hơn xoài chưa chín kỹ. Mỗi lần ăn nhiều nhất là 1 má xoài nhỏ và ăn cách xa bữa ăn (có thể thay thế bữa phụ).
Chuối chín trứng cuốc
Trong các loại hoa quả, chuối là một loại có vị ngọt hơn hẳn, nhất là khi chuối chín kỹ (chín trứng cuốc) đồng nghĩa với điều này là hàm lượng đường cũng khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả.
Vải thiều, nhãn
Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Mặc dù bổ dưỡng nhưng người thừa cân, chớm tiểu đường nên ăn hạn chế. Có thể ăn 1 - vài quả, nhưng cần ăn quả tươi và ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.
Lưu ý cách ăn trái cây để đường huyết không tăng đột ngột
- Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp, bởi lượng đường trong trái cây đã bị cô đặc.
- Với những loại trái cây dễ tăng đường huyết, hoặc bạn ăn lần đầu tiên, nên đo đường máu trước ăn và sau ăn 2 giờ. Nếu có biểu hiện đường huyết tăng, nên giảm lượng hoa quả của bữa đó xuống.
- Trong một ngày không nên ăn nhiều bữa trái cây, mà chỉ nên ăn tối đa 3 lần vào các bữa phụ.
- Lượng trái cây ăn mỗi lần ăn không nên quá 150 gam hoặc chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận