04/04/2013 00:54 GMT+7

Trách nhiệm thuộc Chi cục Thú y Quảng Ngãi?

H.LỘC - D.THANH - B.TRUNG - V.HÙNG - H.MI
H.LỘC - D.THANH - B.TRUNG - V.HÙNG - H.MI

TT - Ngày 3-4, trả lời về vụ “1,2 tấn heo bẩn “lọt” qua 7 trạm kiểm dịch” (Tuổi Trẻ 3-4), ông Phạm Văn Đông - cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) - cho biết đã đề nghị Chi cục Thú y TP.HCM cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc để có hướng xử lý.

432O3ci9.jpgPhóng to
7 trạm kiểm dịch đóng mộc “đã kiểm tra” cho qua 1,2 tấn heo bẩn này - Ảnh: H.LỘC

Đồng thời ông Đông cũng yêu cầu các chi cục thú y Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Đồng Nai - nơi có bảy chốt, trạm kiểm dịch để “lọt” lô hàng 1,2 tấn thịt heo sữa bị xuất huyết nặng vào TP.HCM - báo cáo cụ thể sự việc.

Trong khi đó, lãnh đạo các trạm kiểm dịch động vật và các chi cục thú y đều có chung ý kiến là trách nhiệm thuộc về Chi cục Thú y Quảng Ngãi, nơi cấp chứng nhận kiểm dịch đầu tiên. Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Bình Định Nguyễn Văn Quốc nói không phải 100% xe vận chuyển khi ngang qua các trạm kiểm dịch động vật đều phải được yêu cầu dừng lại kiểm tra.

“Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, hoặc đôi khi nhận được tin báo, các trạm kiểm dịch phối hợp với cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Còn thông thường khi kiểm tra, nếu chủ hàng xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định, trong đó có giấy chứng nhận kiểm dịch nơi xuất xứ, hàng hóa niêm phong đầy đủ thì mình kiểm tra hành chính và cho xe đi chứ không được tháo tung hàng hóa ra kiểm tra”.

Ông Đặng Văn Nho - trưởng Trạm kiểm dịch động vật Hảo Sơn (tỉnh Phú Yên) - cho biết: “Đối với việc vận chuyển sản phẩm động vật, theo quy định là nơi cho phép xuất phát cấp giấy chứng nhận sản phẩm đã được kiểm dịch, phải sử dụng xe chuyên dùng (xe đông lạnh) và có niêm phong. Các trạm kiểm dịch động vật trên tuyến chỉ kiểm tra hành chính xem xe đó có đủ giấy tờ kiểm dịch, niêm phong xe còn nguyên không, xe có đảm bảo vệ sinh môi trường hay không chứ không được tháo niêm phong của xe ra để kiểm tra sản phẩm. Nếu thấy họ có đầy đủ giấy tờ cần thiết thì trạm sẽ đóng dấu thông quan”.

Ông Hà Sinh Phúc - trưởng Trạm kiểm dịch động vật Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) - khẳng định: “Nếu thực tế đó là xe tải mà vẫn chở thịt heo đi trên quãng đường dài như vậy thì trách nhiệm thuộc về đơn vị cấp phép cho xe này xuất phát”.

Ông Trần Văn Quang - chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai - nói rằng trạm Ông Đồn kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, phương tiện vận chuyển có kẹp chì thấy đã đủ điều kiện nên đóng dấu phúc kiểm vào giấy chứng nhận kiểm dịch để cho xe chở hàng tiếp tục đi. “Nếu có sai sót như báo đề cập thì khả năng ở nơi đưa thịt heo đi đã không làm tốt khâu kiểm tra, niêm phong, kẹp chì” - ông Quang nói.

Chiều 3-4, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc với chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ngãi qua điện thoại nhưng bất thành. Liên lạc phó chi cục trưởng Nguyễn Văn Thuận thì ông đang đi học, ông giới thiệu phóng viên với ông Tuấn - phụ trách phòng kiểm dịch (Chi cục thú y). Ông Tuấn xác nhận qua kiểm tra sơ bộ cho thấy Chi cục thú y chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho 19 thùng hàng chứ không cấp cho 21 thùng hàng là heo sữa mổ và không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lòng heo.

H.LỘC - D.THANH - B.TRUNG - V.HÙNG - H.MI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    1,2 t\u1ea5n heo b\u1ea9n \u201cl\u1ecdt\u201d qua 7 tr\u1ea1m ki\u1ec3m d\u1ecbch\u201d (Tu\u1ed5i Tr\u1ebb 3-4), \u00f4ng Ph\u1ea1m V\u0103n \u0110\u00f4ng - c\u1ee5c tr\u01b0\u1edfng C\u1ee5c Th\u00fa y (B\u1ed9 N\u00f4ng nghi\u1ec7p v\u00e0 ph\u00e1t tri\u1ec3n n\u00f4ng th\u00f4n) - cho bi\u1ebft \u0111\u00e3 \u0111\u1ec1 ngh\u1ecb Chi c\u1ee5c Th\u00fa y TP.HCM cung c\u1ea5p th\u00f4ng tin, h\u00ecnh \u1ea3nh li\u00ean quan \u0111\u1ebfn v\u1ee5 vi\u1ec7c \u0111\u1ec3 c\u00f3 h\u01b0\u1edbng x\u1eed l\u00fd." />