TTCN - Năm ngày (từ 14 đến 18-9) tại VN là năm ngày bận rộn với ông Genshitsu. Ông tới Hội An thuyết trình về trà đạo, dâng trà lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Phủ chủ tịch, biểu diễn trà đạo cho những vị khách quí và không quên tìm hiểu về nghệ thuật uống trà của người VN... Phóng to Ông Genshitsu chuẩn bị pha trà tại đài tưởng niệm các nạn nhân Thế chiến II ở Berlin (Đức), tháng 5-2000)TTCN - Năm ngày (từ 14 đến 18-9) tại VN là năm ngày bận rộn với ông Genshitsu. Ông tới Hội An thuyết trình về trà đạo, dâng trà lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Phủ chủ tịch, biểu diễn trà đạo cho những vị khách quí và không quên tìm hiểu về nghệ thuật uống trà của người VN... Ông Genshitsu học trà đạo từ năm lên 6 tuổi do gia đình truyền lại. Đến nay ông có đúng 74 năm theo đuổi nghệ thuật trà đạo. Theo ông, chữ “đạo” trong trà đạo có nghĩa là “thực hành đạo đức”. Trà đạo gắn liền với tư tưởng của Đạo giáo. Chữ “đạo” ban đầu thường được giải thích là “cách thức vận hành của vũ trụ”. Sau đó chữ “đạo” trong đạo Phật của người Trung Quốc và người Nhật để chỉ “đạo của đức Phật”. Cả Đạo giáo và Phật giáo đều lấy sự thực hành đạo đức là trọng. Gắn việc uống trà với những nghi thức long trọng, những yêu cầu khắt khe về sự thanh khiết, người dâng trà muốn thể hiện sự tôn trọng đối với người được mời trà. Cây trà lúc mới du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản được dùng như một loại thảo dược. Khoảng năm 618-907, uống trà trở nên một thú ẩm thực ở Nhật Bản. Vào thời đó, lá trà được ép lại thành những mảnh nhỏ. Để pha trà, người ta cạo sạch lá trà, trộn với hàng loạt gia vị như gừng hoặc muối và đun sôi lên. Tới năm 1127-1280, lá trà xanh được hấp chín, phơi khô và nghiền thành bột mịn. Bột trà để uống mới đầu chỉ được dùng trong phạm vi hẹp là các đền chùa, nhưng sau đó Senno Rikyu đã phổ biến nó đến những người dân bình thường. Phái trà đạo Urasenke là kế tục nghệ thuật trà đạo của Senno Rikyu mà ông Genshitsu là trưởng môn thứ 15. Ông giữ chức vị này từ năm 1964. Đầu năm nay con trai ông đã lên giữ chức trưởng môn đời thứ 16 của phái trà đạo Urasenke.Trong bốn yếu tố cốt lõi của nghệ thuật trà đạo là “hòa, kính, thanh, tịnh”, ông Genshitsu coi trọng nhất chữ “hòa”. “Trà đạo giúp người ta rèn luyện tinh thần của mình, biết hòa hợp với người khác, biết tôn trọng quan điểm của người khác” - ông Genshitsu nói. Giới trẻ Nhật Bản không quay lưng với trà đạo. Ông Genshitsu cho biết tại các trường học từ cấp I trở lên, nghi thức trà đạo được dạy như một môn học. Các học sinh Nhật Bản luôn ghi nhớ rằng “trà đạo tức là đời đạo”. Ông Genshitsu dành nhiều thời gian đi khắp nơi trên thế giới. Ông luôn tin thông qua trà đạo có thể mang hòa bình tới muôn người. Ông luôn thích thú nếu ai gọi chén trà mà mình tự tay pha chế là “chén trà hòa bình”. Ông Genshitsu tiết lộ: VN và Nhật Bản từng có mối liên hệ rất thú vị thông qua trà đạo. Người hoàn thiện nghệ thuật trà đạo, Senno Rikyu (1522-1591), xuất thân từ thành phố cảng Sakai thuộc Osaka. Vào triều đại Kamakura (1192 - 1333), những thương lái người Nhật đầu tiên đã từ Sakai tới Hội An để buôn bán. Để giữ được lá trà tươi lâu, người ta thường dùng những bình gốm sứ để tích trữ. Gốm sứ của VN rất được ưa chuộng tại Nhật Bản lúc đó. Vậy là từ rất lâu rồi, góp phần vào sự tươi ngon và ấm nồng của những chén trà Nhật Bản có bàn tay tài hoa của người thợ gốm sứ VN. “Đã từng dâng trà lên nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà vua Nhật Bản, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, nguyên thủ các nước Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ..., lần dâng trà nào để lại trong ông nhiều xúc cảm nhất?”. “Tôi nhớ nhất là lần dâng trà cho Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Ông ấy tỏ ra rất tôn trọng văn hóa của nước khác - ông Genshitsu kể - Ông ấy ngắm, tìm hiểu, hỏi kỹ càng về công dụng của từng nguyên liệu, dụng cụ để pha trà. Thật là xúc động khi nhìn cách ông ấy nâng niu chén trà. Bao nhiêu năm theo đuổi trà đạo, tôi đã học được cách biết được người ta có trọng chén trà của mình không. Có người nhìn những gì tôi thực hiện từ mắt, có người nhìn từ tâm. Tôi và ông Chirac sau đó đã trở thành bạn bè thân”.
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.