Trong đó có trên 220 vụ cháy, 1.166 điểm báo cháy, 7 vụ tự đốt và 68 vụ cứu nạn- cứu hộ, làm chết 2 người, 26 người bị thương.
Theo thống kê thiệt hại về tài sản là 82 tỷ đồng, tuy nhiên có 19 vụ cháy chưa ước tính được thiệt hại do hồ sơ đang chuyển Công an TP.HCM điều tra xử lý theo quy định.
Nguyên nhân xảy ra cháy chủ yếu do sự cố các hệ thống, thiết bị điện (chiếm 146/220 vụ cháy, tỷ lệ 66,36%)… Trong quá trình xây dựng, lắp đặt hệ thống điện cho các công trình nhà ở, người dân chủ quan, không tính toán được sự an toàn, khoa học cho hệ thống nên dễ xảy ra cháy nổ. Vì vậy, một mình Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy không thể kéo giảm được mà cần có sự phối hợp của ngành xây dựng, điện lực và các ban, ngành khác liên quan, đặc biệt là ý thức của người dân khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình.
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP.HCM cũng cho biết, một trong những điểm sáng trong công tác phòng cháy chữa cháy là việc thực hiện phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy tại thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ đã cứu chữa, xử lý được 63 vụ cháy, đồng thời ngăn chặn kịp thời nhiều đám cháy mới phát sinh, góp phần kéo giảm đáng kể thiệt hại do cháy gây ra.
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP.HCM khẳng định trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, quận huyện và các cơ quan báo chí trên địa bàn, đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền các nội dung, quy định trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Đồng thời lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tiếp tục tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phấn đấu kéo giảm và hạn chế tối đa khả năng phát sinh các vụ cháy, nổ đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận