Sạt lở tại khu vực huyện Nhà Bè vào năm 2017 khiến nhà dân bị "nuốt" xuống sông - Ảnh: L.P
Theo đó, thành phố đang bước vào thời điểm thường xảy ra hiện tượng sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, bờ biển bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, đây là các tháng có mực nước chân triều rút thấp nhất trong năm.
Tuy nhiên thành phố hiện nay còn tới 40 vị trí có nguy cơ sạt lở, gồm 23 vị trí đặc biệt nguy hiểm, 16 vị trí nguy hiểm và 1 vị trí bình thường nằm tại địa bàn 8 quận, huyện
UBND TP giao Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì tham mưu các giải pháp phòng chống nguy cơ sạt lở đất bờ sông, bờ biển. Đặc biệt phải tập trung xử lý ngay các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình công cộng của nhà nước.
Tổng kiểm tra, tổng hợp tiến độ thực hiện các dự án kè chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển đã có chủ trương đầu tư và công tác khắc phục các sự cố sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển.
Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thẩm định, phê duyệt đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án kè chống sạt lở trong thời gian ngắn nhất để các chủ đầu tư có mặt bằng phục vụ thi công hoàn thành dứt điểm các dự án kè chống sạt lở bờ sông, bảo vệ an toàn khu dân cư.
TP.HCM tăng cường phối hợp với tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai trong việc tuần tra, kiểm tra và xử lý triệt để các chủ phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trái phép, không phép trên tuyến sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và vùng biển huyện Cần Giờ.
Các quận huyện nhanh chóng vận động di dời người dân sống gần các khu vực bị sạt lở ra nơi an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận