Phóng to |
Theo đó, mức thưởng tết dương lịch cao nhất là 700 triệu đồng/người thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mức thưởng tết thấp nhất trong các doanh nghiệp FDI là 611.000đ/người và bình quân là 3,8 triệu đồng/người.
Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mức thưởng cao nhất là 33,7 triệu đồng, trung bình 3 triệu đồng/người và thấp nhất 1,5 triệu đồng/người.
Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, mức thưởng cao nhất 89 triệu đồng/người, trung bình 2,5 triệu đồng/người và thấp nhất là 453.000 đồng/người.
Đối với doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng cao nhất là 88,2 triệu đồng, trung bình 1,3 triệu đồng và thấp nhất 910.000 đồng/người.
Ngoài ra báo cáo cũng cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Thìn đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, cao nhất là 130 triệu đồng/người, bình quân 8,2 triệu đồng/người và thấp nhất là 7,2 triệu/người.
Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước mức thưởng cao nhất là 356 triệu, trung bình 11,2 triệu/người và thấp nhất 5,6 triệu/người.
Năm nay mức thưởng của doanh nghiệp dân doanh thấp hơn năm ngoái với mức cao nhất là 135 triệu đồng/người (năm ngoái là 184 triệu đồng/người), thấp nhất là 2,1 triệu.
Trong khi đó mức thưởng Tết Nguyên đán với doanh nghiệp FDI cao nhất là 400 triệu đồng/người, bình quân 3,4 triệu đồng và thấp nhất 2 triệu đồng/người.
Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, kết quả tổng hợp cho thấy mức thưởng cao nhất rơi vào các doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng, chế tạo thiết bị lạnh, sản xuất sữa, kinh doanh địa ốc.
Các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp có lao động trong ngành giày da, may mặc có mức thưởng tương đối thấp. Nhìn chung người lao động được hưởng trung bình một tháng lương. Thời gian nghỉ tết trung bình 10-14 ngày. Một số doanh nghiệp kết hợp giải quyết phép năm để người lao động xa quê có đủ thời gian về thăm gia đình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận