Sau khi rác được các xe chuyển từ trạm trung chuyển đến khu vực hố chôn lấp sẽ được các xe ủi, ủi rác xuống hố và phun hóa chất xử lý mùi - Ảnh: Quang Khải |
Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM - tại hội nghị về chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Q.1 năm 2015 - chương trình hợp tác giữa TP.HCM (Việt Nam) và TP Osaka (Nhật Bản) hôm 25-3.
Theo bà Mỹ, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (gọi tắt là rác sinh hoạt) năm 2015 tại TP.HCM ước tính 7.500 tấn/ngày, trong đó lượng rác đem chôn lấp chiếm khoảng 75%.
Dự báo rác sinh hoạt sẽ tăng 5%/năm. Với thực tế đáng lo ngại này, bà Mỹ cho rằng TP cần giải quyết bài toán giảm khối lượng rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý rác.
Một trong những giải pháp mà TP đang nỗ lực thực hiện là phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, như Sở Tài nguyên và môi trường TP nhìn nhận, việc tìm lời giải khả thi cho bài toán này đã trải qua nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn và chưa thể triển khai rộng như mong muốn.
Thông tin tại hội nghị, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa TP.HCM và TP Osaka về phát triển TP phát thải carbon thấp, phía Nhật Bản đang tích cực hoàn thiện các tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ cho mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn, được triển khai ở P.Bến Nghé (Q.1).
Đồng thời, TP Osaka và TP.HCM đang xúc tiến dự án mô hình thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt tái sinh năng lượng bằng phương pháp lên men khí metan, công suất 200kg/ngày...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận