Thư của Thành ủy TP.HCM gửi ca sĩ Đăng Khôi - Ảnh: H.Khoa |
24 giờ đầu tiên sau khi công bố số điện thoại đường dây nóng của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng là một ngày cực kỳ bận rộn của các cán bộ trực đường dây nóng của Văn phòng Thành ủy TP.HCM. luôn trong tình trạng đang nối cuộc gọi.
19g ngày 20-2, sau khoảng 50 lần gọi, phóng viên báo Tuổi Trẻ mới gọi vào được đường dây nóng.
Một giọng nam trực đường dây nóng cho biết từ khi công bố số đường dây nóng thì cuộc gọi đến liên tục, không có thời gian ngưng. Người trực đường dây nóng cho biết Văn phòng Thành ủy TP.HCM đã cử nhiều cán bộ thay phiên nhau trực đường dây nóng 24/24g.
Về quy trình tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng, cán bộ này cho biết sau khi tiếp nhận vấn đề của người dân gọi đến, thông tin sẽ được chuyển qua cho bộ phận công nghệ thông tin để tổng hợp, phân loại. Sau đó, lập báo cáo tổng hợp và chuyển đến ông Đinh La Thăng.
Sẽ công bố đường dây nóng của UBND TP.HCM
Chiều 20-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Phong - ủy viên Trung ương Đảng, chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan chuẩn bị thành lập số điện thoại nóng để doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân... có thể phản ảnh những vấn đề bức xúc cũng như đề xuất, hiến kế, đóng góp cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND TP.HCM được hiệu quả hơn.
Ông Võ Văn Hoan, chánh văn phòng UBND TP.HCM, cho hay đầu tuần sau sẽ công bố số điện thoại đường dây nóng này.
Theo ông Hoan, để đảm bảo đường dây nóng hoạt động hiệu quả, thật sự “nóng” thì phải chuẩn bị kỹ lưỡng các khâu từ vận hành đến khâu tiếp nhận, xử lý thông tin.
Chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thu, phó chủ tịch UBND TP.HCM, chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ về việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ảnh từ cơ sở, cụ thể là thông tin trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, bà Thu sẽ không lập đường dây nóng nhưng lãnh đạo các bệnh viện nếu có những vấn đề cần chia sẻ, cần được giải quyết ngay thì có thể trực tiếp gọi cho bà.
Xây nhà và đường cho mẹ liệt sĩ
Trong ngày 20-2, ông Lê Minh Tấn - bí thư Huyện ủy Củ Chi - cho biết chấp hành chỉ thị của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, sáng 22-2 huyện Củ Chi sẽ anh hùng Nguyễn Thị Em và xây nhà cho bà Lê Thị Kiều Oanh (thân nhân liệt sĩ).
Ông Tấn cho biết con đường dẫn vào nhà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Em sẽ được làm với kinh phí 100 triệu đồng. Nguồn tiền này trích từ ngân sách huyện và khoảng 70 triệu đồng từ sự đóng góp của các mạnh thường quân.
Ông Tấn cho hay con đường có bề ngang 2,7m, dài 60m, bằng bêtông nối thẳng từ nhà mẹ Nguyễn Thị Em ra đường giao thông chính của xã.
Với gia đình bà Lê Thị Kiều Oanh, huyện Củ Chi sẽ xây dựng mới căn nhà 40m2 để thay cho căn nhà tình nghĩa xây từ năm 1992 đã xuống cấp.
Kinh phí xây dựng nhà cho bà Oanh là 80 triệu đồng, trong đó ngân sách huyện 60 triệu đồng và 20 triệu đồng do Ban chỉ huy quân sự huyện Củ Chi đóng góp.
Ông Tấn cũng thông tin huyện sẽ khảo sát, đánh giá lại toàn bộ đời sống của các gia đình chính sách ở huyện để có hướng giúp đỡ trong thời gian tới.
“Không chỉ là xây nhà, làm đường mà cả công ăn việc làm, sức khỏe và các nhu cầu khác của các gia đình chính sách. Kinh phí sẽ được lấy từ ngân sách của huyện, huy động các nhà hảo tâm và xin TP hỗ trợ một phần” - ông Tấn nói.
Gửi thư 3 ngày, ca sĩ Đăng Khôi nhận được phản hồi từ Thành ủy TP.HCM
Ca sĩ Đăng Khôi cho biết vào chiều 8-2 (mùng 1 tết), gia đình đi chúc tết người thân, đến khoảng 20g cùng ngày về thì phát hiện ngôi nhà tại Q.7 (TP.HCM) bị trộm đột nhập. Két sắt bị phá và số tiền 800 triệu đồng biến mất. Đăng Khôi trình báo công an về vụ mất trộm và viết thư gửi Thành ủy TP.HCM, nhờ cơ quan chức năng thụ lý vụ việc. Đăng Khôi cho biết: “Tôi thật bất ngờ và hạnh phúc khi mới ba ngày (gửi từ ngày 16-2), đến 19-2 đã nhận được thư hồi đáp từ Thành ủy TP.HCM. Mặc dù số tiền bị mất chưa tìm lại được nhưng qua thông tin phản ảnh của người dân như Khôi được lãnh đạo Thành ủy TP.HCM quan tâm, phản hồi, khiến một người dân như Khôi cảm thấy rất ấm lòng và an tâm”. |
Góp ý giao thông vận tải qua Facebook Bà Nguyễn Thị Việt Thu - chánh văn phòng Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết sở sẽ tổ chức lắng nghe góp ý, phản ảnh của người dân trong lĩnh vực giao thông vận tải qua mạng xã hội Facebook. Hiện trang Facebook của sở có tên “Sở Giao thông vận tải TP.HCM” đang trong quá trình hoàn thiện, có thể ra mắt chính thức vào đầu tháng 3. Cũng theo bà Thu, ý tưởng thành lập mạng xã hội Facebook để tiếp nhận những phản ảnh, góp ý của người dân đã được lãnh đạo Sở Giao thông vận tải “ấp ủ” từ lâu nhưng do phải chuẩn bị nhân lực nên thời gian qua chưa thực hiện được. Dự kiến đội ngũ phụ trách website Sở Giao thông vận tải là lực lượng sẽ quản lý trang Facebook. Cùng ngày, trang Facebook tên “Sở Giao thông vận tải TP.HCM” đã xuất hiện trên Facebook, cung cấp số điện thoại nóng của các đơn vị quản lý hạ tầng, số điện thoại nóng của sở, các điểm cấp đổi giấy phép lái xe... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận