Việc đánh giá này là cơ sở để TP.HCM đề xuất những chính sách, biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khai thác sử dụng đất có hiệu quả cả về số lượng, chất lượng tài nguyên đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhất là việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo kế hoạch, sẽ có 4 đối tượng điều tra, đánh giá đất đai, bao gồm: toàn bộ diện tích tự nhiên; các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác, đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng; các loại đất thuộc khu vực có nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn thành phố; toàn bộ diện tích nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác.
Các hoạt động kiểm tra, đánh giá đất đai sẽ bao gồm xây dựng và phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn thành phố, dự toán kinh phí và phương án tổ chức thực hiện. Các đơn vị sẽ thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa; tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp; xây dựng bản đồ về thoái hóa đất, chất lượng đất, tiềm năng đất đai, các khu vực đất bị ô nhiễm, phân hạng đất nông nghiệp; xây dựng báo cáo đánh giá về thoái hóa đất, chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp…
Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp của TP.HCM sẽ được gửi về Bộ TN&MT để kiểm tra, lưu trữ và xử lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận