Một đoạn đường cao tốc từ TP.HCM đến Dầu Giây - Ảnh: Hữu Khoa |
Ông Lã Chí Đức, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần BT 20 - Cửu Long (chủ đầu tư dự án), cho biết đây là dự án hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Theo ông Đức, tháng 12-2011 khởi công dự án mở rộng quốc lộ 20 nhưng đến tháng 3-2013 mới vay được 250 triệu USD.
Do vậy, thời gian đầu công ty bỏ ra gần 540 tỉ đồng (góp vốn 11,8%) để sửa chữa đường, các cống thoát nước xung yếu. Khi có vốn vay, trong vòng một năm trở lại đây, công ty đã triển khai nhiều mũi thi công dọc tuyến quốc lộ 20 để về đích sớm.
Ngày 24-4, chúng tôi trở lại quốc lộ 20 - tuyến đường một thời đầy tai tiếng với “ổ voi, ổ trâu, hố ga không nắp” - đã thấy thông thoáng. Nhiều xe nối đuôi nhau chạy với tốc độ nhanh hơn...
Từ ngã ba Dầu Giây, chúng tôi lên một chuyến xe khách tuyến TP.HCM đi Đà Lạt. Chiếc xe chạy êm, có lúc đánh võng vượt qua những chiếc xe khác trước mặt nhưng không còn tưng tưng như những tháng trước do gặp phải các hố rãnh chưa thi công xong.
Hai bên đường, các biển báo, vạch sơn phân làn cho từng loại xe ở hướng trước mặt cũng đã được kẻ xong. Phụ xe cho biết xe đi từ TP.HCM qua đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây mới về hướng Đà Lạt.
“Trước đây khi chưa có đường cao tốc, từ TP.HCM về Dầu Giây phải mất gần hai giờ, nay chỉ mất khoảng 45 phút, sau đó về Đà Lạt chỉ mất khoảng năm giờ” - anh phụ xe cho biết.
Ông Hoàng Tuấn Khoát, phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải), cho biết: “Trước đây xe cộ từ Đà Lạt về Sài Gòn mất ít nhất 7-9 giờ. Nay nếu xe đi đường cao tốc mất năm giờ, còn đi đường cũ về Sài Gòn mất hơn sáu giờ”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận