Phụ huynh đưa con đến học thêm tại một cơ sở ở Q.1, TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA |
Theo đó, việc dạy thêm, học thêm được tổ chức trong nhà trường trên cơ sở tự nguyện của học sinh (HS). Nhà trường phải khảo sát, phân chia lớp học theo cấp độ học lực, trình độ của HS.
Danh sách lớp học thêm, nội dung, chương trình giảng dạy do hiệu trưởng quyết định, tạo điều kiện cho HS được lựa chọn giáo viên theo học, phân bổ hợp lý thời gian dạy thêm, học thêm cho giáo viên và HS.
Thường trực Thành ủy cho rằng chủ trương chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực của Thường trực Thành ủy là đúng với nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và mong muốn của nhân dân.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục còn chậm đổi mới, phương pháp thi cử còn nặng về kiểm tra kiến thức nên nhu cầu học thêm vẫn còn trong một bộ phận phụ huynh HS. Vì vậy, việc triển khai chủ trương trên cần quyết liệt nhưng phải có lộ trình, cách làm phù hợp, cụ thể, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến phụ huynh HS và đội ngũ thầy cô giáo.
Do đó, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng ủy UBND TP chỉ đạo UBND TP khẩn trương trình Ban Thường vụ Thành ủy lộ trình chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực.
Thường trực Thành ủy yêu cầu phải chấn chỉnh công tác quản lý dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay. Không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với HS học hai buổi/ngày và HS tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội;
Các trường cần quan tâm, chú trọng việc phụ đạo, bổ sung kiến thức cho HS chưa theo kịp chương trình và bồi dưỡng HS giỏi bằng ngân sách TP và không thu học phí với các em; Các đơn vị phải quản lý chặt chẽ các hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo đúng quy định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận