Theo đó, TP.HCM áp dụng mô hình quản lý số tại các dự án mới như tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, rạch Xuyên Tâm, đường vành đai 4... Điều này giúp TP.HCM quản lý được "vòng đời" của công trình hiệu quả hơn.
Trước đó, ông Cường tham dự buổi báo cáo về ứng dụng chuyển đổi số trong khảo sát, lập quy hoạch, thiết kế, quản lý thi công và vận hành công trình trên nền tảng số của Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast).
Ông Trần Tấn Phúc - chủ tịch hội đồng quản trị Portcoast - khẳng định việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào xây dựng, quản lý hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị đã trở thành xu hướng chung của thế giới.
Thời gian qua, đơn vị đã tiến hành khảo sát, lập quy hoạch, thiết kế, giám sát và kiểm định chất lượng thi công, quản lý vận hành khai thác cho rất nhiều công trình khác nhau trong các dự án cảng, metro, công trình di sản... ở Việt Nam và thế giới.
Về việc sớm ứng dụng quản lý số, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, Sở Giao thông vận tải TP.HCM... quan tâm nhất là hiệu quả khôi phục dữ liệu hệ thống công trình ngầm hiện hữu (điện, nước, viễn thông) giải quyết nhiều vướng mắc hiện nay.
Bắt đầu quản lý số cho hai tuyến metro
Theo ông Nguyễn Quốc Hiển - phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), đơn vị rất mong muốn ứng dụng công nghệ số vào quá trình xây dựng hệ thống metro.
Việc chuyển đổi số toàn bộ mạng lưới metro dưới mô hình 3D giúp hình dung rõ ràng hơn tuyến nào đi hướng nào, mạng lưới giao cắt nhau ra sao, cao độ thế nào, địa tầng địa chất dọc tuyến...
Hiện nay, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cũng đã triển khai BIM phục vụ hoàn công và sắp tới là cần ứng dụng trong vận hành. Còn đối với tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), MAUR dự kiến áp dụng BIM - GIS ở mức độ cao ngay từ đầu nên sẽ bàn bạc kỹ hơn với các đơn vị để áp dụng, quản lý... tốt nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận