Để có kết luận chính xác, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã gửi mẫu của bệnh nhi trên sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để thực hiện xét nghiệm PCR. Dự kiến khoảng 1-2 ngày tới sẽ có kết quả.
Đại diện ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết thêm, mặc dù mới vào đầu mùa nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ nặng chiếm tỉ lệ cao. Dự báo năm nay số trẻ mắc và ca nặng sẽ tăng nhiều.
Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, trong tuần 21 (từ ngày 22 đến 28-5) thành phố ghi nhận 157 ca tay chân miệng, tăng 47,1% so với trung bình 4 tuần trước (107 ca).
Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và các trường hợp khám ngoại trú so với trung bình 4 tuần trước. Số mắc tích lũy đến tuần 21 là 1.670 ca.
Ngày 30-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk báo cáo vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh tay chân miệng độ 4, với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết tổn thương đa cơ quan.
Chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch nhưng chưa có vắc xin ngừa bệnh.
Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Do đó việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ là rất cần thiết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận