11/07/2024 14:06 GMT+7

TP.HCM điều chuyển 8.400 tỉ đồng 'chưa dùng đến' cho các dự án mới

Số vốn hơn 8.400 tỉ đồng để "chia sẻ", bố trí thêm cho các dự án chuyển tiếp, khởi công mới (mang tính cấp thiết, đẩy nhanh tiến độ giải ngân) đã được cấp thẩm quyền đầu tư, quyết định điều chỉnh đầu tư tại TP.HCM.

Đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình) là một trong hơn 100 dự án được điều chỉnh cấp vốn trong năm 2024 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình) là một trong hơn 100 dự án được điều chỉnh cấp vốn trong năm 2024 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nội dung quan trọng trên nằm trong tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM gửi UBND TP.HCM, báo cáo trình HĐND TP.HCM xem xét, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 cho các dự án cầu đường, trường học…

Theo tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024 TP.HCM có hơn 100 dự án dự kiến không dùng hết vốn đã được phê duyệt, giải ngân. Trong đó đa số thuộc lĩnh vực cầu đường và giải phóng mặt bằng.

Một số dự án có số vốn lớn, dự kiến được điều chuyển cho một số dự án khác đang được "thúc" chạy nhanh và cần vốn đầu tư cấp thiết trong năm nay như dự án thành phần 2 - bồi thường, giải phóng mặt bằng vành đai 3 TP.HCM, dự kiến cắt giảm hơn 2.300 tỉ đồng (trong tổng vốn đã giao năm nay là 6.500 tỉ đồng, sau khi điều chỉnh còn hơn 4.177 tỉ đồng);

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình) năm 2024 được giao hơn 1.800 tỉ đồng, đề xuất giảm 400 tỉ đồng. 

Ở thành phố Thủ Đức có dự án xây nút giao An Phú được giao 1.320 tỉ đồng, đề xuất giảm 600 tỉ đồng; Dự án nút giao Mỹ Thủy được giao 907 tỉ đồng nhưng đề xuất giảm 150 tỉ đồng; Nâng cấp đường Lò Lu từ hơn 586 tỉ giảm còn khoảng 136 tỉ đồng (tức đề xuất giảm 450 tỉ đồng)…

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, việc điều chỉnh giảm số vốn hơn 8.400 tỉ đồng bao gồm giảm vốn đối ứng dự án dùng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hơn 222 tỉ đồng; giảm vốn các dự án dùng vốn ngân sách hơn 8.176 tỉ đồng và giảm vốn ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố Thủ Đức 7,32 tỉ đồng.

Cụ thể, số vốn hơn 8.400 tỉ đồng sẽ được chuyển cho một số dự án như bồi thường giải phóng mặt bằng nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nâng cấp Trường THCS Tân Nhựt (Bình Chánh), xây Khu tưởng niệm liệt sĩ Tết Mậu Thân, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án vành đai 2 TP.HCM...

Theo kế hoạch trước đó, năm 2024 TP.HCM được giao 75.577 tỉ đồng vốn ngân sách để đầu tư các dự án. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, tình hình giải ngân đầu tư công của thành phố mới đạt hơn 10.000 tỉ đồng, khoảng 13%.

Điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm

Trong kỳ họp tháng 3 và 5 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM quyết định điều chỉnh tăng và giảm tương ứng với tổng số vốn khoảng 4.814 tỉ đồng, từ các dự án giải ngân chậm sang các dư án giải ngân cao, có nhu cầu cấp thiết.

Việc này được đề xuất điều chỉnh theo nguyên tắc đảm bảo không thay đổi vốn đầu tư công của TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ giao.

Giải phóng mặt bằng: Cần hướng mở cho dự án cấp thiếtGiải phóng mặt bằng: Cần hướng mở cho dự án cấp thiết

Việc áp dụng cơ chế mới đã giúp công tác giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 TP.HCM đạt kỷ lục, trở thành dự án kiểu mẫu. Thành quả dễ thấy ngay là không chỉ dự án "chạy" nhanh hơn mà còn giúp người dân bị ảnh hưởng sớm an cư tại nơi ở mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên