Cụ thể theo danh mục phê duyệt có tám ao, hồ không được san lấp, gồm: ao cá Hương Tràm, hồ cá công ty thủy sản, ao Song Tân (quận 7); hồ Kỳ Hòa, công viên văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10); hồ chứa trong công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11); hồ điều tiết nước công viên Thanh Đa, hồ chứa nước (quận Bình Thạnh).
UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát, thống kê, cập nhật và tham mưu UBND TP điều chỉnh, bổ sung danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn TP theo quy định.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý, bảo vệ ao, hồ, đầm, phá không được san lấp.
Đồng thời, các đơn vị phải thường xuyên rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn; quản lý chặt chẽ không để xảy ra hoạt động san lấp. Nếu phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
Lập hành lang bảo vệ tài nguyên nước
Trước đó vào tháng 3-2022, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã ký văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương phê duyệt, công bố danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn. Việc này sẽ giúp phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Tuy nhiên, bộ này cho rằng thời gian qua ở một số địa phương, công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được quan tâm, chú trọng.
Việc đó đã gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, các nguồn nước ngày càng bị suy thoái. Đặc biệt có thể kể đến là vụ sạt lở bờ kè sông Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) cuối tháng 12 vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận