Xuân Hinh là một trong những nghệ sĩ hài gạo côi, nổi tiếng của sân khấu hài Việt Nam. Ông là nghệ sĩ đa tài có thể diễn xuất, hát chèo, quan họ, cải lương, chầu văn... và thậm chí cân được nhiều thể loại vai diễn.
Xuân Hinh được khán giả và đồng nghiệp ưu ái dành tặng nhiều danh hiệu như vua hề chèo, vua hài đất bắc nhưng nam nghệ sĩ lại thích tự nhận mình là "kẻ chọc cười dân dã" và hạnh phúc khi được hoá thân vào những vai diễn
Vua hài đất Bắc có hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật luôn mong muốn mang đến cho đời những giây phút giải trí ý nghĩa nhất. Chính vì những cống hiến và đóng góp cho nghệ thuật, ông là người Việt Nam duy nhất được Mỹ vinh danh, trao tặng giải thưởng về việc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, thử nghiệm và phát triển Văn hóa Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Nghệ sĩ hài gạo cội là người có công sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ và thể nghiệm nhiều môn nghệ thuật dân tộc: hát chầu văn lưu giữ 36 giá đồng, hơn 200 làn điệu chèo cổ, 300 bài ca quan họ, làn điệu hát xẩm...
Với kho tài nghệ thuật đồ sộ của mình, Xuân Hinh có rất nhiều vai diễn nổi tiếng thành công và được khán giả yêu mến như hình tượng Cu Sứt, giả gái làm Mẹ Đốp, Thị Màu, thầy bói mù, người phu kéo xe,...
1. Thầy bói mù
Vai diễn thầy bói mù của Xuân Hinh nằm trong bộ phim hài Thầy rởm của đạo diễn Phạm Đông Hồng ra mắt năm 2005. Bộ phim kể về 3 ông thầy có vai vế trong các làng quê Việt Nam xưa là thầy đồ, thầy bói (cúng), thầy thuốc.
Cùng với Công Lý (vai thầy đồ), Quốc Anh (vai thầy thuốc), vai diễn thầy bói mù của Xuân Hinh đã khắc họa một cách hài hước và sâu cay các “ông thầy” dù không có nhiều năng lực lại hám ăn, hám gái... nên đã phải trả giá cho những hành động lừa đảo của mình.
2. Thị màu lên chùa
Nếu là một người hâm mộ sân khấu chèo chắc hẳn không ai không từng nhớ đến vai diễn trong Thị Mầu lên chùa do nghệ sĩ Xuân Hinh đóng.
Đây cũng là một trong những vai diễn giả gái thành công nhất của Xuân Hinh. Dựa vào những tích chèo cổ đã rất quen thuộc, vai diễn Thị Mầu do Xuân Hinh hóa thân khắc họa sinh động chân dung của cô Thị Mầu lẳng lơ muốn cầm tay chú tiểu...
Bên cạnh đó, người xem vẫn tìm thấy những điều mới lạ trong những tích hề chèo quen thuộc.
3. Người ngựa ngựa người
Có thể nói Người ngựa, ngựa người là seri hài Tết thành công nhất của Xuân Hinh. Dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, tiểu phẩm hài kể về câu chuyện của hai kẻ khốn cùng trong xã hội cũ, một người là gái bán hoa, một người là phu kéo xe.
Với tiểu phẩm Người ngựa, ngựa người Xuân Hinh không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười nhẹ nhàng ngày đầu năm mà còn là sự xúc động nghẹn ngào trước hoàn cảnh khốn cùng của con người trong xã hội xưa, nhất là trong bối cảnh đêm giao thừa, sự khốn khổ của hai con người ấy lại càng thấy người xem thương cảm.
Trong đó, câu thoại cuối cùng của tiểu phẩm khiến khán giả nhớ mãi mỗi khi nhắc đến: “Tôi vẫn làm người ngựa, còn cô làm ngựa người. Ta cùng nhau đi hết đêm nay may ra còn được làm người”.
4. Lý Toét xử kiện
Lý Toét xử kiện là câu chuyện trào phúng mang phong cách dân gian, đả phá thói hách dịch, ngu muội, lọc lừa, tham lam, máu gái, bất chấp luân thường, đạo lý của một kẻ hành nghề pháp lý dởm.
Kết cục, “tham thì thâm, đa dâm thì chết”, Lý Toét vừa mất tiền vừa bị đòn. Tiểu phẩm hài còn có sự góp mặt của NS Hồng Vân ra mắt năm 2010 đã mang lại tiếng cười chế nhạo những kẻ tham quan, ngu dốt.
5. Chuyện tình Lan và Điệp
Vẫn là một tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhưng Chuyện tình Lan và Điệp thời hiện đại sẽ có cải biên đáng kể.
Nếu như ở tác phẩm gốc, Điệp đi tìm Lan khi nàng đã đi tu thì câu chuyện tình tân thời trên sân khấu hài của Xuân Hinh sẽ đi theo hướng ngược lại, bắt đầu bằng việc Lan đi tìm Điệp. Kết thúc vở hài kịch sẽ là một cái kết có hậu chứ không giống như mối tình đầy bi ai ban đầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận