"Đội tuyển Mỹ" giành HCV bóng rổ nam ở SEA Games 32
Đội tuyển bóng rổ nam 3x3 Campuchia đã đi vào lịch sử khi giành được chiếc HCV đầu tiên ở bộ môn này ở một kỳ đại hội. Tuy nhiên, đội hình nhận huy chương vàng của đội chủ nhà toàn là những cái tên mang "mác Tây", vì đều là vận động viên nhập tịch. Điều này khiến không ít người hâm mộ phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Thậm chí, VĐV "Campuchia 100%" duy nhất trong đội hình 3x3 giành HCV còn không được thi đấu phút nào trên sân. Trên Wikipedia, dân mạng "troll" nước chủ nhà Campuchia khi để lọt tuyển bóng rổ Mỹ thi đấu SEA Games, bằng cách sửa lại thông tin.
Trận chung kết bóng đá nam thành võ đài giao đấu muay Thái - pencat silat
Kết quả chung kết bóng đá nam SEA Games 32 thuộc về Indonesia. Tuy nhiên, diễn biến trận đấu khiến dân tình không thể không so sánh với một trận "ẩu đả kinh hoàng".
Cầu thủ hai đội cùng ban huấn luyện đã "biến" trận chung kết thành một võ đài thực sự, được ví von như màn tranh hùng giữa muay Thái và pencat silat, vốn là các bộ môn võ thuật truyền thống của hai quốc gia.
Hàng loạt hình ảnh xấu và phi thể thao diễn ra trong nỗ lực ngăn cản của đội an ninh cùng trọng tài trận đấu.
Nhập tịch nhiều VĐV nhưng vẫn vuột vàng
Để chuẩn bị cho kỳ đại hội là chủ nhà đầu tiên trong lịch sử, Campuchia đã phải tốn rất nhiều tiền để đầu tư cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng vận động viên. Thậm chí, quốc gia này không tiếc tiền nhập tịch hàng loạt vận động viên chất lượng cao để bổ sung cho lực lượng thi đấu. Tuy nhiên, nhiều người không đạt được thành tích nào vì các lý do bất khả kháng!
Ví dụ như chân chạy Campuchia gốc Trung Quốc Piseth Yang đã phải bỏ cuộc ở nội dung marathon nam sáng 6-5 vì... sốc nhiệt. Hay võ sĩ Campuchia gốc Nhật Saki Yanagiha để thua võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy ở trận chung kết judo hạng cân 52kg nữ.
Bài hát chính thức của SEA Games đạt hơn 77 triệu lượt xem
Dân mạng thắc mắc trước màn "lên view" như "lên đồng" của bài hát chính thức SEA Games 32 - Cambodian Pride. Trong vòng 2 tuần, bài hát này đã "gặt" hơn 77 triệu lượt xem, vượt xa tất cả bài hát chính thức ở các kỳ đại hội trước đó.
Ở SEA Games 28, ca khúc Unbreakable đạt 1,1 triệu lượt nghe. We Win as one của SEA Games 30 lẹt đẹt ở dưới mức 450.000 lượt xem. Hay Let's shine của SEA Games 31 tổ chức ở Việt Nam cũng chỉ hơn 430.000 lượt xem một chút.
Nhiều dân mạng khẳng định chủ nhà Campuchia "cày view" quá giỏi!
VĐV thi đấu 11 môn, giành được 1 HCV - 1 HCB
Janny Ubas là vận động viên điền kinh Philippines toàn năng. Anh dự tranh 4 kỳ SEA Games liên tiếp và đạt được nhiều cột mốc đáng nhớ. Ở kỳ đại hội lần này, Ubas thi đấu 10 môn phối hợp và nhảy xa nam, đạt được 1 HCV và 1 HCB, một thành tích hiếm ai có thể đạt được (chưa VĐV Đông Nam Á nào "nuốt gọn" được) khi hai bộ môn này diễn ra liên tiếp trong 2 ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận