Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un duyệt đội danh dự tại Phủ Chủ tịch chiều 1-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Chủ tịch Kim Jong Un bắt đầu thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sau khi dự thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai trong hai ngày 27 và 28-2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội.
Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Triều Tiên cùng phái đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay trước khi bước vào hội đàm - Ảnh: QUANG MINH
Phái đoàn Việt Nam tham gia hội đàm gồm có: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung.
Phái đoàn Triều Tiên tham gia hội đàm gồm có: Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un; Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol; Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Ri Su Yong và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Kim Jong Un dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao hai nước tiến hành hội đàm - Ảnh: QUANG MINH
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các quan chức cấp cao Việt Nam tại hội đàm - Ảnh: QUANG MINH
Chủ tịch Kim Jong Un cùng các quan chức cấp cao Triều Tiên tại hội đàm - Ảnh: QUANG MINH
Khoảng 17h cùng ngày, Chủ tịch Kim Jong Un sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và kế đến là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Phủ Chủ tịch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Phủ Chủ tịch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vẫy chào các em học sinh đang vẫy cờ tại Phủ Chủ tịch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bà Kim Yo Jong - em gái ông Kim Jong Un - tháp tùng anh trai trong lễ đón ở Phủ Chủ tịch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Triều Tiên là một trong số những quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất, vào ngày 31-1-1950. Cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành từng thăm Việt Nam 2 lần vào những năm 1958 và 1964.
Ông Kim Jong Un hiện là Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên (từ năm 2012) và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (từ 2011).
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, sau khi lên nắm quyền, Chủ tịch Kim Jong Un đề ra Chiến lược phát triển mới (Song tiến) với hai trọng tâm là phát triển kinh tế kết hợp tăng cường tiềm lực hạt nhân quốc gia.
Đoàn xe của ông Kim Jong Un thu hút sự chú ý của người dân khi rời khách sạn Melia đến Phủ Chủ tịch - Ảnh: CHÍ TUỆ
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Lao động Triều Tiên (ngày 6 - 9-5-2016), Triều Tiên nhấn mạnh phải tập trung tổng lực để xây dựng cường quốc kinh tế; đề ra Chiến lược phát triển đất nước 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu đưa Triều Tiên trở thành "cường quốc kinh tế" tự lực, tự cường, lấy khoa học công nghệ làm đòn bẩy với một số chính sách kinh tế lớn.
Tại Hội nghị trung ương 3 khóa 7 Đảng Lao động Triều Tiên (20/4/2018), Triều Tiên tuyên bố hoàn thành chính sách "Song tiến", quyết định dừng hoạt động thử hạt nhân và tên lửa, xác định nhiệm vụ hiện nay là tập trung tổng lực xây dựng kinh tế XHCN, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.
Trong phát biểu đầu năm 2019, Chủ tịch Kim Jong Un nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất trong xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa năm 2019 là phải nâng cao sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân; tất cả các lĩnh vực kinh tế sẽ được đẩy nhanh tốc độ để thực hiện mục tiêu của chiến lược 5 năm phát triển kinh tế quốc gia.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un bước ra khỏi tàu hỏa bọc thép, đặt chân lên đất Việt Nam tại ga Đồng Đăng, Lạng Sơn sáng 26-2 - Ảnh: QUANG MINH
Đài CGTN, kênh tin tức quốc tế bằng tiếng Anh thuộc hệ thống đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã tường thuật trực tiếp toàn bộ lễ đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Phủ chủ tịch của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Trong lúc tường thuật, đài này cũng chạy hàng phụ đề với những chú thích như Việt Nam và Triều Tiên đã có nhiều thập kỷ quan hệ ngoại giao và ông Kim Jong Un đang nhận được sự đón tiếp nồng hậu.
Tại Phủ Chủ tịch, đội danh dự đã vào vị trí chuẩn bị đón khách quý - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Người dân Hà Nội đứng trên phố Lý Thường Kiệt gần khách sạn Melia để chào đón Chủ tịch Kim Jong Un - Ảnh: CHÍ TUỆ
Một em bé cùng các bạn vây cờ hai nước Việt Nam và Triều Tiên trên phố Lý Thường Kiệt - Ảnh: CHÍ TUỆ
Đoàn xe của ông Kim Jong Un rời khách sạn Melia trong sự chào đón của người dân Hà Nội - Video: VY CHIẾN
Việt Nam - Triều Tiên gắn bó chặt chẽ
Theo ông Dương Chính Thức, nguyên đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên và là người gắn bó với đất nước Triều Tiên gần hai thập kỷ trên nhiều cương vị khác nhau, Việt Nam và Triều Tiên là hai nước xã hội chủ nghĩa, gắn bó với nhau rất chặt chẽ.
Từ khi nước bạn còn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, Việt Nam đã có đoàn sang thăm Triều Tiên.
Ông Thức kể thêm rằng đến cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam, Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hội nghị trung ương Triều Tiên 1966 ra nghị quyết bày tỏ sự ủng hộ với cuộc kháng chiến của Việt Nam, coi chiến thắng của Việt Nam như chiến thắng của mình, ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến là nghĩa vụ của người yêu hòa bình khắp thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận