25/10/2003 08:25 GMT+7

Tôn sư và trọng đạo

VŨ DIỆU LINH
VŨ DIỆU LINH

TT - Khi tôi học lớp 10, bố tôi nghỉ hưu và mở tiệm cắt tóc. Điều này cũng chẳng có gì đáng nói nếu như chồng của cô giáo dạy văn tôi không làm nghề cắt tóc ở ngay gần đó. Thế là bỗng dưng tôi trở thành một thứ “vật cản” chướng tai gai mắt và là nơi hứng trút bao cơn thịnh nộ của cô.

fZQaoGWK.jpgPhóng to
Trường học phải là "môi trường thân thiện" với học sinh
TT - Khi tôi học lớp 10, bố tôi nghỉ hưu và mở tiệm cắt tóc. Điều này cũng chẳng có gì đáng nói nếu như chồng của cô giáo dạy văn tôi không làm nghề cắt tóc ở ngay gần đó. Thế là bỗng dưng tôi trở thành một thứ “vật cản” chướng tai gai mắt và là nơi hứng trút bao cơn thịnh nộ của cô.

Một lần trong giờ học văn, trước cả lớp cô đã nói thẳng vào mặt tôi: “Người ta đặt tên con ý nghĩa này, ý nghĩa nọ, gửi gắm vào đó ước mơ, hoài vọng của mình. Chứ không như một số người, trình độ chả ra sao mới đặt những cái tên vô nghĩa, vô vị như Diệu Linh, Mỹ Linh”. Khổ thay, trong lớp chỉ có mình tôi sở hữu cái tên này. Và câu nói của một cô giáo dạy văn không khác gì một cái tát vào mặt tôi.

Vừa mới đây, dư luận xôn xao về vụ một giáo viên dạy tiếng Anh đã bắt HS phải liếm ghế, rồi một cô giáo ở Kiên Giang buộc HS “thoát y” trước lớp! Điều đáng nói là những HS ấy vẫn nhẫn nhục chấp nhận liếm ghế hay “thoát y” trước lớp thay vì phản đối. Mới hay tình trạng xúc phạm HS, coi rẻ HS không phải là hiếm. Ngược lại, thái độ cam chịu, nhẫn nhục ấy có đúng nghĩa là sự tôn sư trọng đạo?

Trong một cuộc họp tổng kết của ngành giáo dục của một thành phố, vị phó giám đốc sở đã mạnh dạn nêu ý kiến phải xem lại đội ngũ giáo viên, thanh tra lại đội ngũ giáo viên để trường học thật sự là “môi trường thân thiện với trẻ” và đúng nghĩa tôn sư trọng đạo.

Tuy nhiên, chưa nói đến chuyện thực thi, chỉ nói đến phần nội dung. Thanh tra vật chất là chuyện định lượng. Còn thanh tra phi vật chất, chuyện định tính muôn đời, liệu ai sẽ trả lại môi trường giáo dục đúng nghĩa cho HS?

Thiết nghĩ hơn lúc nào hết, tôn sư trọng đạo là hệ quả tất yếu từ chính thái độ người thầy. “Tôn sư” gắn liền với “trọng đạo”. Khi người thầy không gắn với chữ “đạo”, liệu còn giữ được thái độ “tôn sư” trong lòng HS?

VŨ DIỆU LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên