22/03/2023 08:53 GMT+7

Tôi và bạn mua nhà chung, khi mất, tôi di chúc để nhà cho bạn được không?

Tôi và bạn tôi góp tiền mua nhà chung nhưng đứng tên tôi. Vậy khi mất, nếu trước đó tôi lập di chúc để cho bạn tôi thì người này có được sở hữu hoàn toàn căn nhà không?

Tôi và bạn mua nhà chung, khi mất, tôi di chúc để nhà cho bạn được không? - Ảnh 1.

Tôi và bạn mua nhà chung, khi mất, tôi di chúc để nhà cho bạn được không? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Bạn đọc Nguyễn Thị Huy, quận 12 gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

* Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Bạn có thể lập văn bản xác nhận số tiền góp của người bạn để mua nhà chung. Văn bản ghi cụ thể phần tỉ lệ góp tiền của mỗi người trên tổng giá trị căn nhà, tốt nhất văn bản có xác nhận của người bạn.

Trường hợp bạn muốn lập di chúc, có thể ghi vào di chúc nội dung để lại cho người bạn phần giá trị tương đương với phần tỉ lệ góp tiền của người bạn trên tổng giá trị căn nhà, đồng thời ghi rõ để trả phần góp tiền mua nhà của người bạn.

Như thế người bạn góp tiền chỉ được nhận phần di sản ghi tại di chúc.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015, điều 644 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 điều 621 của bộ luật này.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

THỦY TIÊN ghi

Mời bạn đọc đặt câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Tư vấn pháp luật: Tư vấn pháp luật: 'Tranh chấp tài sản, thừa kế và lập di chúc'

Hàng trăm câu hỏi của bạn đọc về "Tranh chấp tài sản, thừa kế và lập di chúc" được các luật sư tư vấn tận tâm, kỹ càng vào sáng 10-2 tại tòa soạn Tuổi Trẻ Online.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên