TTCT - Festival thơ sớm nhất và duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là sáng kiến của một nhóm nhà thơ hàng đầu Hàn Quốc và Asean, với tên gọi Korea - Asean Poets Literature Festival (KAPLF), diễn ra lần đầu tiên vào tháng 10-2010 tại Hàn Quốc. Festival lần thứ 2 (từ ngày 24 đến 29-10-2011) tại thành phố Pekanbaru, Riau, Indonesia đã quy tụ hơn 60 nhà thơ đại diện từ Hàn Quốc và các nước Asean... Phóng to Nhà thơ Khánh Phương đọc thơ tại đền Muara Takus - Ảnh nhân vật cung cấp 1. Ngôi đền Muara Takus và tháp Mahligai trong ánh bình minh hiện rõ vẻ mộc mạc, giản dị tới mức thanh đạm, với màu đất nung thuần phác. Lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy một ngôi đền và tháp không lớn, không phô bày vẻ uy nghi, thậm chí còn nhỏ bé như một món đồ chơi trẻ nhỏ giữa thung lũng Kampar mênh mông cách xa thành phố Pekanbaru hơn 100km về phía tây nam. Ngôi đền xây phối cảnh đứng theo hình Mạn đà la, nếu nhìn từ mỗi phía đều thấy vòm nóc tỏa tròn và tầng thứ hai có góc cạnh xoay theo mười hướng, có cầu thang cân xứng qua tầng trệt, tượng trưng cho những cảnh giới nhân gian. Tháp Mahligai hình linga theo tín ngưỡng cổ xưa. Toàn thể ngôi đền không vươn cao mà bao gồm bốn cụm công trình lan tỏa theo chiều rộng và dài, ấm áp, thân mật. Ngôi đền là chứng tích của văn hóa và nghệ thuật Phật giáo có mặt trên quần đảo Sumatera từ vài ngàn năm, và vẫn tồn tại như một sinh thể sống trong lòng đất nước có số dân theo đạo Hồi (Muslim) áp đảo. Du khách chỉ có thể đứng ngoài lớp lan can bảo vệ (cách đền 0,5-10m) chiêm ngưỡng ngôi đền. Lúc chúng tôi tới nơi, những “phòng khách” lưu động đã được trang hoàng, mặt đất đều trải một lớp thảm dày. Đội nghi lễ mặc lễ phục truyền thống đón mời và dàn nhạc trống vừa múa trống vừa hát bằng chất giọng nam để mộc, không qua micro những bài dân ca khỏe khoắn, mênh mang như núi rừng đảo quốc. Khách bỏ giày dép, lần lượt bước vào thảm ngồi. Ngôi đền cùng hướng với ánh mặt trời. Sân khấu dành cho những nhà thơ sẽ đọc thơ cùng hướng với ngôi đền, có mái che nắng và đặt trên ba tấm bục cao trải lụa. Khán thính giả ngồi trong “phòng khách” có mái che, đón nhận được ánh mặt trời, hình ảnh mặt chính diện ngôi đền và... thơ. 2. Lúc vừa đặt chân tới Pekanbaru, tôi vẫn tự hỏi tại sao một thành phố không hiện đại, không nhiều nhà chọc trời của một đất nước cũng không hề được xếp hạng tương đối trong danh mục các đất nước giàu có, lại không có quá nhiều người làm thơ, sao có thể đứng ra tổ chức một festival riêng về thơ cho khu vực và châu Á nói chung? Người Indonesia yêu âm nhạc, nhảy múa. Hầu như người dân nào cũng biết một vài điệu múa truyền thống. Ban nhạc nào cũng phải có đội trống. Trống là nhạc cụ phổ rộng và được yêu mến nhất của đất nước Indonesia. Âm thanh vang giòn, rộn rã, loang xa, trống là âm điệu chính để bắt nhịp cho vũ khúc, mở lối cho bàn chân bước lại. Con người Indonesia vừa phóng túng vừa hiền hòa, mang phẩm chất đa văn hóa. Nếu như phong tục và nền nếp ứng xử của toàn cộng đồng tuân theo những giá trị văn hóa Hồi giáo thì âm nhạc, thi ca, nghệ thuật mang nét đặc trưng của nghệ thuật Ấn Độ cổ đại và tinh thần Phật giáo. Những giá trị trong sáng và tinh thần nghiêm khắc của Hồi giáo được vận dụng để duy trì trật tự, ứng xử xã hội, trong khi phẩm chất duy cảm, duy mỹ, nhân đạo thấm đượm như một nguồn mạch tràn đầy nuôi dưỡng niềm hạnh phúc của tâm hồn. Một đất nước duy trì được thanh bình và hạnh phúc cho người dân thì chắc chắn là một đất nước giàu có, bất kể nguồn tài nguyên nhiều hay ít, bởi con người chính là nguồn vốn quý và cũng là mục đích tối cao của mọi sự phát triển. Thơ ca, âm nhạc và nghệ thuật Indonesia thời điểm hiện tại có thể ít tham vọng những đỉnh cao vì ít ham chuộng sự phá hủy và phê phán về mặt tư duy, nhưng giàu xúc cảm, khoan hòa, đượm tinh thần tôn giáo và chứa đầy năng lượng tưởng tượng mãnh liệt. Phóng to Các nhà thơ tham dự một nghi lễ cổ truyền của dân tộc Indonesia - Ảnh: K.P. 3. Tối đầu tiên đặt chân tới Pekanbaru, trong cuốn sách có tên Malay as world heritage on stage (Malaysia, Trình diễn di sản thế giới), cuốn sách kỷ yếu của festival, tôi đọc được những câu thơ tức khắc đập mạnh vào trực giác: Bạn thấy dấu của cơn chấn thương nguy cấp trên ngực biểntrong sâu thẳm miền sôngxuyên qua tiếng rì rầm những con sóng đổxuyên qua những cơn sóng tìnhxóa sạch mọi ngôn từ, lề lốigiữa vết thương tôi cầu nguyện tình yêu... (Cuộc gặp yêu thương, Dimas Arika Miharja, viết nhân hồi tưởng sáu năm sự kiện sóng thần, người viết tạm dịch từ bản tiếng Anh). Đó là thơ của người bạn “chính hiệu” Indonesia ngồi bên cạnh tôi trong buổi gặp gỡ đầu tiên, nước da nâu cháy nắng. Anh là giảng viên khoa giáo dục - đào tạo nghệ thuật và ngôn ngữ địa phương của Đại học Jambi, Indonesia. Sau này tôi có dịp đọc kỹ hơn thơ của Hana Francesca, nhà thơ đến từ đảo Kalimantan, người có thơ trong top hàng đầu tác phẩm văn học của tạp chí Tempo - tạp chí nghệ thuật uy tín của Indonesia. Tôi bị lay động và thầm mến phục bởi cảm giác gần gũi đến máu thịt với một thế giới linh diệu mà nhà thơ đã tới bằng tưởng tượng hồn nhiên, kinh ngạc: Ba nén trầm thơm từ vỏ cây - những tiếng hú của bầy sói trong rừngThân thể Chàng mảnh dẻ, ánh nhìn sắc lạnhChàng thơm tựa như đóa hoa nở từ cơn gió đenTa thầm căm ghét Chàng.Ta là cơn say trong chiếc ly Chàng vì rượu mậtBa chén trà trước mặt làm ta bật khócTrước khi cánh cửa địa ngục mở ra... (Trong lễ cầu nguyện) Nhà thơ Indonesia đọc và trình diễn (nếu có thể dùng từ này - performance, như một lối trình diễn thân thể) thơ mang đậm tính diễn xướng dân gian, rất gần gũi với các nghệ nhân hát múa hay múa trống. Không chỉ buông lỏng giác quan và cảm xúc, người trình diễn còn để cho mình được cuốn vào những cơn “nhập đồng” của các tâm trạng lớn lao, kỳ bí. Cuồng nộ hay khái hoạt, cao khiết hay huyền bí. Lúc đó, lời thơ hay câu hát hoặc lời cầu nguyện không còn ranh giới. Thơ trở thành một thể trạng liên thông giữa phần hồn của con người với tâm hồn thế giới và vũ trụ. Nhà thơ Indonesia Yoserizal Zen trình diễn chuyên nghiệp đến nỗi người xem có cảm tưởng ông đang tái hiện cả một vở kịch nhân sinh bằng thân thể, bao gồm cả hát và thơ của mình. 4. Tôi được đọc thơ ở ngôi đền Muara Takus giản dị và tôn nghiêm. Muara Takus không phải một kiểu di sản phủ bụi trong viện bảo tàng. Nó là chứng nhân tồn tại cùng đất nước Indonesia, là chứng nhân cho tôi và niềm hạnh phúc của tôi khi gặp gỡ. Và cũng chính tôi sẽ mang lại một phần sức sống cho ngôi đền từ ngàn năm này. Tôi đọc thơ của mình bằng một ngôn ngữ thứ ba, tiếng Anh, cho các bạn thơ đến từ Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar, Brunei... cùng nghe. Tôi cố gắng diễn tả thật xác đáng những cảm giác và ý tưởng, tưởng tượng của mình. Đó chính là con người và tâm hồn tôi dành cho thơ, cho ngôi đền thiêng liêng này, cho các bạn, những nhà thơ mà tôi vô cùng yêu quý, và cho vũ trụ mà tôi là một phần không thể tách rời. Tôi hát cho các bạn nghe bài quan họ Bắc Ninh Ngồi tựa mạn thuyền bằng tất cả trái tim và sự nắm bắt của tôi đối với giai điệu, ca từ cũng như các thành tố khác của bản nhạc. Tôi tin các bạn tôi sẽ hiểu. Và ngôi đền thiêng sẽ hiểu... Tags: Châu ÁĐời sống văn hóaNhà thổFestival thơKhánh Phương
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.