Trong những tháng ngày tuổi trẻ, năm nào vào mùa thu, tôi cũng lên cao nguyên đá
Cứ mỗi độ tháng mười, tôi lại bồn chồn muốn về thăm lại Hà Giang. Tháng mười cũng là lúc cao nguyên đá nở hoa, những cánh đồng tam giác mạch sắc trắng sắc hồng mênh mang, cúc đỏ cúc cam nở bung rực rỡ trên sườn núi đá tai mèo màu xám.
Trong những tháng ngày tuổi trẻ, năm nào vào mùa thu, tôi cũng lên cao nguyên đá. Buổi chiều tối thứ sáu, sau khi tan làm, tôi chạy ù về nhà quáng quàng thu xếp quần áo đồ đạc vào balo rồi hối hả chạy ra bến Mỹ Đình (Hà Nội) đón chuyến xe giường nằm buổi tối.
Nằm chòng chành cả một đêm, sáng sớm hôm sau tôi đã có mặt tại thành phố Hà Giang. Thông thường chúng tôi sẽ thuê xe ngay tại đây cho hai hoặc ba ngày cuối tuần, cũng có lúc chúng tôi tự gửi xe máy theo xe giường nằm để chủ động việc đi lại.
Năm nào cũng như năm nào, cung đường chỉ đơn giản là từ thành phố qua Lũng Cú, Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng rồi vòng qua Mèo Vạc về lại thành phố. Nhưng mỗi lần về với mảnh đất này, cảm xúc thương nhớ vẫn dạt dào vẹn nguyên như ban đầu.
Nhưng mỗi lần về với Hà Giang, cảm xúc thương nhớ vẫn dạt dào vẹn nguyên như ban đầu
Tôi nhớ cảm giác nai nịt gọn gàng quần áo ngồi sau xe bạn đồng hành rong ruổi trên con đường ngoằn nghèo xuyên qua bao nhiêu bản làng, bao nhiêu đồi núi.
Có lúc là buổi sáng sớm lạnh buốt, trên ngọn cỏ vẫn còn vương lại những giọt sương thấm đẫm từ đêm qua. Có lúc là cơn mưa bất chợt khiến cả đồi núi như chìm trong làn sương mù bảng lảng khiến tôi co ro trong cái giá rét của vùng đất nơi địa đầu cực Bắc.
Tôi nhớ cảm giác vui mừng như gặp lại cố nhân khi qua ngôi nhà nhỏ nép mình yên lặng trong khoảng rừng trúc ở Yên Minh. Lần nào đi qua đây, tôi cũng dừng xe lại và chạy ào xuống quả đồi trước mắt, băng qua vạt cỏ xanh để ngắm nhìn ngôi nhà xem có thay đổi gì, có trồng thêm cây hoa nào ở trước cửa hay không?
Tôi nhớ những vạt váy, tấm khăn màu sắc sặc sỡ phơi trên bờ rào đá ở Sủng Là. Tôi nhớ vạt nắng xuyên qua ô cửa ngôi nhà rêu phong cũ kỹ ở Phó Bảng. Dường như thời gian ngừng lại ở thị trấn miền biên giới này khi bờ rào đá, vách tường đất, câu đối đỏ bằng tiếng Hoa dán ở của gỗ… cách đây trăm năm như thế nào thì bây giờ vẫn y như vậy.
Tôi bồn chồn xốn xang khi nhớ lại khung cảnh chợ Đồng Văn cũ, ngồi bên chiếc bàn gỗ thấp lè tè uống một hớp rượu ngô, ăn một bát thắng cố. Hay đơn giản chỉ là ngồi xổm ở một hàng bánh rán nóng nổi, một tay cầm bánh và mắt thì mải mê ngắm nhìn những người phụ nữ khăn đội đầu rực rỡ đang thoăn thoắt mua bán ở góc này, góc kia thì là mấy anh đàn ông đang phả những cột khói từ điếu cày thuốc lào.
Tôi bồn chồn xốn xang khi nhớ lại khung cảnh chợ Đồng Văn cũ...
Ở Hà Giang, qua mỗi khúc cua, một con dốc là những cảnh tượng khiến lữ khách phải sững sờ. Chỉ cần vượt qua một con dốc thôi là cả một vạt hoa dong giềng đỏ thắm, cúc đỏ, cúc cam chen lẫn với đá hiện ra lung linh dưới nắng.
Dường như chỉ ở Hà Giang mới có loại cúc mịn như nhung và đỏ đến ám ảnh như thế. Cúc vàng mọc xen lẫn với những luống tam giác mạch, hoa tam giác mạch bé xíu mỏng manh nhưng khi đứng chung thành một vườn lại trở nên mộng mơ và quyến rũ.
Hoa tam giác mạch bé xíu mỏng manh trở thành biểu tượng của vùng đất Hà Giang
Lại qua một khúc quanh khác, một trong tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam là Mã Pì Lèng đã hiện ra trước mắt, đi thêm vài khúc cua nữa là con sông Nho Quế nước xanh như đổ mực ngoằn ngoèo len lỏi giữa một bên là vực Tu Sản sâu hun hút, một bên là vách núi cao vời vợi…
Đã 6 năm rồi tôi không về thăm Hà Giang, nhưng ký ức về cao nguyên đá hùng vĩ vẫn luôn giống như một thước phim quay chậm, thỉnh thoảng lại hiện lên trong tâm trí tôi với một niềm thương nhớ khắc khoải. Vùng đất này như một ly rượu ngon, khiến bạn càng uống càng say đắm.
Tôi có hẹn với Hà Giang mùa thu này, còn bạn thì sao?
Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.
Chủ đề cuộc thi:
Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Quê hương tôi". Thể lệ cuộc thi như sau:
Đối tượng tham gia:
- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống...).
Quy cách bài dự thi:
- Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.
Thời gian nhận tác phẩm:
- Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.
Cách thức tham gia:
- Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.
- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.
- Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.
- Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Cơ cấu giải thưởng:
- Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:
+ Gửi qua địa chỉ email [email protected]
+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết "Quê hương tôi".
- Bạn đọc vào trang web để xem bài dự thi đã qua sơ loại.
Giải chung cuộc:
• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.
• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.
- Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.
- Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.
Quy định chung:
- Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.
- Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.
- Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.
- BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.
- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.
- Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.
- Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.
BAN TỔ CHỨC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận