"Chơi" ở TP Quy Nhơn (Bình Định) - Ảnh: TRẦN VĂN
Từ một trò chơi ở làng, nay bài chòi đã trở thành di sản của nhân loại. Đó là niềm tự hào và hãnh diện rất lớn của người Bình Định, người miền Trung và Việt Nam
Nhà nghiên cứu Nguyễn An Pha (chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định)
Buổi lễ sẽ mang đến chương trình nghệ thuật có chủ đề Âm vang nghệ thuật (tác giả kịch bản: nhà báo Trịnh Vũ Thìn, tổng đạo diễn: NSND Vương Duy Biên) quy tụ 400 diễn viên, nghệ nhân của 9 tỉnh thành từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Chương trình được xây dựng quy mô theo hình thức bán sử thi.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Hồ Quốc Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho biết 9 tỉnh Trung Bộ dưới sự chủ trì của Bộ VH-TT&DL sẽ quyết tâm xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật bài chòi.
"Các tỉnh sẽ nhận diện, tư liệu hóa di sản, phục hồi các thành tố đã mai một, những tri thức dân gian liên quan đến di sản và định kỳ tổ chức liên hoan bài chòi.
Chúng tôi cũng sẽ xây dựng các chương trình giáo dục, giới thiệu, quảng bá di sản gắn với phát triển du lịch; tôn vinh các cá nhân, câu lạc bộ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản" - ông Dũng nói.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, 9 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa là quê hương của nghệ thuật bài chòi, tồn tại và duy trì 3 phong cách âm nhạc đặc trưng 3 vùng: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế với phong cách âm nhạc chậm rãi, dung dị; Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi là phong cách âm nhạc nhẹ nhàng, trữ tình, thanh thoát; Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với phong cách âm nhạc mang sắc thái kịch tính. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục... trong nghệ thuật bài chòi được chuyển tải giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận