17/07/2021 19:25 GMT+7

Tối 17-7: TP.HCM có 1.017 ca COVID-19 mới, 292 bệnh nhân khỏi bệnh

THU HIẾN - PHẠM TUẤN - XUÂN MAI
THU HIẾN - PHẠM TUẤN - XUÂN MAI

TTO - Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 17-7 cho biết thêm 1.612 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM vẫn nhiều nhất với 1.017 ca. Trong ngày ghi nhận tổng số 3.718 ca.

Tối 17-7: TP.HCM có 1.017 ca COVID-19 mới, 292 bệnh nhân khỏi bệnh - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương TP.HCM trước khi vào ca trực - Ảnh: XUÂN MAI

Theo Bộ Y tế, trong 13 giờ qua (từ 6h đến 19h ngày 17-7) có 1.612 ca mắc mới (bệnh nhân 46293-47904), trong đó có 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 1.600 ca ghi nhận trong nước tại 25 tỉnh thành. 

Cụ thể, TP.HCM nhiều nhất với 1.017 ca, Đồng Tháp (139), Long An (134), Khánh Hòa (78), Đồng Nai (64), Đà Nẵng (33), Phú Yên (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (23), Trà Vinh (15), Hưng Yên (13), Hà Nội (13), Gia Lai (5), Bình Thuận (5), An Giang (5), Hà Nam (5), Đắk Nông (4), Hải Phòng (3), Bình Phước (3), Quảng Ngãi (3), Bắc Ninh (2), Cần Thơ (2), Bắc Giang (1), Lạng Sơn (1), Ninh Thuận (1), Vĩnh Phúc (1); trong đó 1.279 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Trong ngày có 292 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi từ đầu mùa dịch là 10.312 ca.

Như vậy, gần 24 giờ qua (từ 18h30 ngày 16-7 đến 19h ngày 17-7), Việt Nam ghi nhận 3.718 ca mắc mới, trong đó có 13 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 3.705 ca ghi nhận trong nước.  TP.HCM nhiều nhất với 2.786 ca, Đồng Tháp 180 ca, Long An 134 ca, Bình Dương 124 ca...

Với 1.612 ca mới này, số ca COVID-19 cả nước tính từ đầu dịch là 47.904 bệnh nhân, trong đó có 45.884 ca ghi nhận trong nước và 2.020 ca nhập cảnh. Riêng số ca mắc mới từ ngày 27-4 đến nay là 44.314, trong đó có 7.538 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tối 17-7: TP.HCM có 1.017 ca COVID-19 mới, 292 bệnh nhân khỏi bệnh - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Thông tin 1.600 ca ghi nhận trong nước:

TP.HCM: 1.017 ca (BN46880-BN47896): 853 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 164 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại bệnh viện.

Long An: 134 ca (BN46746-BN46879): 44 ca là các trường hợp F1; 19 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 71 ca đang điều tra dịch tễ.

Đồng Nai: 64 ca (BN46682-BN46745): 39 ca là các trường hợp F1; 2 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 23 ca đang điều tra dịch tễ.

Phú Yên: 30 ca (BN46293-BN46299, BN46374-BN46376, BN46399-BN46406, BN46420-BN46424, BN46498-BN46500, BN46640-BN46643) là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.

Đắk Nông: 4 ca (BN46300-BN46301, BN46341-BN46342): 3 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 1 ca đang điều tra dịch tễ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 23 ca (BN46302-BN46324): 16 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 5 ca liên quan đến ổ dịch chợ Bàu Lâm; 2 ca đang điều tra dịch tễ.

Bắc Giang: 1 ca (BN46325): nam, trẻ nhỏ, địa chỉ tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; là F1 của BN30533, đã được cách ly từ trước.

Hưng Yên: 13 ca (BN46326-BN46338): là các trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ trước.

Lạng Sơn: 1 ca (BN46339): nam, 23 tuổi, địa chỉ tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; liên quan đến Khu công nghiệp Vân Trung - Bắc Giang.

Gia Lai: 5 ca (BN46343-BN46345, BN46437-BN46438): là các trường hợp F1 đã được cách ly.

TP Hà Nội: 13 ca (BN46346-BN46347, BN46367-BN46373, BN46386-BN46389): 10 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 3 ca đang điều tra dịch tễ.

Bắc Ninh: 2 ca (BN46348-BN46349): là các trường hợp F1, đã được cách ly.

Trà Vinh: 15 ca (BN46350-BN46364): 13 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 1 ca có tiền sử đi về từ tỉnh Bến Tre.

TP Hải Phòng: 3 ca (BN46377-BN46379): có tiền sử di chuyển qua nhiều tỉnh, thành phố trước khi về địa phương.

Bình Thuận: 5 ca (BN46380-BN46384): là các trường hợp trong khu cách ly và khu phong tỏa.

Ninh Thuận: 1 ca (BN46385), nam, 60 tuổi, địa chỉ tại TP. Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, trong khu phong tỏa liên quan đến BN38401.

Bình Phước: 3 ca (BN46390-BN46392): 2 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước; 1 ca đang điều tra dịch tễ.

An Giang: 5 ca (BN46394-BN46398): 2 ca trong cách ly và khu phong toả; 1 ca liên quan đến chợ đầu mối Bình Điền; 1 ca có tiền sử về từ tỉnh Bình Dương, đã chủ động khai báo và được cách ly từ trước; 1 đang điều tra dịch tễ.

Quảng Ngãi: 3 ca (BN46407-BN46409): là các trường hợp F1 trong khu cách ly và khu phong tỏa.

Khánh Hòa: 78 ca (BN46410-BN46419, BN46425-BN46436, BN46602-BN46626, BN46651-BN46681) 27 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 51 ca đang điều tra dịch tễ.

TP Đà Nẵng: 33 ca (BN46522-BN46554): 31 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 2 ca đang điều tra dịch tễ.

Đồng Tháp: 139 ca (BN46439-BN46497, BN46501-BN46521, BN46555-BN46601, BN46627-BN46638): là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.

TP Cần Thơ: 2 ca (BN46639, BN46649): đang điều tra dịch tễ.

Hà Nam: 5 ca (BN46644-BN46648): có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.

Vĩnh Phúc: 1 ca (BN46650): nam, 35 tuổi, địa chỉ tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.

Bộ Y tế sẽ điều 2.000 máy thở cho TP.HCM

Sáng 17-7, Bộ Y tế đã xuất cấp các máy thở chức năng cao cho TP.HCM để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng. Song song đó, bộ cũng đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP.HCM và sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho dự trữ này. 

Đồng thời, bộ trưởng Bộ Y tế giao trưởng bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM và giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (hiện cũng là giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM) để có thể phân bổ trang thiết bị cho Bệnh viện Hồi sức COVID-19 và các địa phương trong khu vực.

Để chủ động nguồn cung cấp trang thiết bị, vật tư tiêu hao, trong đó có oxy, chiều cùng ngày Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cùng các lãnh đạo Bộ Y tế đã họp với các nhà sản xuất, cung ứng oxy để nghe báo cáo và thảo luận về việc cung ứng oxy trong thời gian tới khi dịch bệnh gia tăng.

Tối 17-7: TP.HCM có 1.017 ca COVID-19 mới, 292 bệnh nhân khỏi bệnh - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Chi viện đội ngũ y tế cho miền Nam

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 15-7, TP.HCM đã đón 24 đoàn công tác đến từ sở y tế các tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện thuộc bộ, ngành và 11 trường cao đẳng, đại học với tổng cộng 4.473 người hỗ trợ TP trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Trong số này có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên.

Bên cạnh các bệnh viện, sở y tế, còn có hơn 30 lãnh đạo các vụ, cục, viện, trường trực thuộc Bộ Y tế được điều động bổ sung cho bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM, trực tiếp hỗ trợ TP Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của TP.HCM triển khai các hoạt động chống dịch.

Hiện Bộ Y tế đang duy trì hoạt động 7 đoàn công tác hỗ trợ chống dịch tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Các tỉnh này còn nhận được sự chi viện từ các bệnh viện tuyến trung ương và sở y tế các địa phương.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo sẽ huy động 10.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia chống dịch tại các tỉnh, thành miền Nam.

Phát huy vai trò y tế cơ sở trong cách ly F0 tại nhà

TP.HCM đã bắt đầu thí điểm cách ly tại nhà các trường hợp F0, F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trả lời với TTXVN, cho biết việc thực hiện cho bệnh nhân cách ly tại nhà sẽ giúp gần gũi với gia đình, giảm bớt gánh nặng tâm lý. Đồng thời, những người đang ở khu cách ly tập trung sẽ có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của ngành y tế các địa phương sẽ có thêm nguồn dư để luôn sẵn sàng tiếp nhận, thu dung những bệnh nhân mới. Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân với đội ngũ nhân lực y tế làm việc ở khu cách ly y tế, các bệnh viện, khu trung tâm hồi sức cũng được giảm tải.

Theo Thứ trưởng Trường Sơn, khó khăn của TP.HCM cũng như các địa phương khác khi đưa những trường hợp F0 xuất viện trở về theo dõi tại nhà là gánh nặng cho hệ thống y tế cơ sở. "Đối với mỗi địa phương, chúng tôi yêu cầu phải có sự theo dõi của hệ thống y tế cơ sở, các nhân viên y tế sẽ thăm hỏi, kiểm tra các trường hợp F0 mắc COVID-19 đã được đưa về nhà để theo dõi", ông Sơn cho biết.

Bên cạnh đó, hệ thống liên lạc thông qua đường dây nóng, qua hệ thống công nghệ giúp kiểm soát và phát hiện được các triệu chứng bất thường một cách nhanh nhất, từ đó tiếp tục theo dõi quá trình điều trị có thể không phải tại nhà, mà tại một cơ sở y tế phù hợp nhất. Đây là những khó khăn mà TP.HCM phải vượt qua để đảm bảo việc áp dụng thành công cách ly F0 tại nhà.

Từ ngày 15-7, TP.HCM đã bắt đầu thí điểm áp dụng đối với một số trường hợp cách ly F1 tại nhà sau thời gian cách ly tập trung, cũng như một số trường hợp cách ly F0 tại nhà. Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế sẽ theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho TP.HCM không chỉ trong công tác thực tiễn mà có thể điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình dịch trong thời gian tới để đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại TP.HCM thành công.

Khi đưa những ca F0 đã đạt đủ tiêu chuẩn sau ngày thứ 10 với 2 lần xét nghiệm âm tính hoặc có tải lượng virus bằng xét nghiệm PCR thấp (CT>=30) trở về nhà, Bộ Y tế dựa trên những căn cứ khoa học. Theo nghiên cứu, bệnh nhân mắc COVID-19 thường trở nặng trong tuần đầu tiên. Đồng thời, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mốc 10 ngày để chăm sóc bệnh nhân xuất viện nếu không có triệu chứng hoặc bệnh nhân có triệu chứng nhưng 3 ngày sau khi hết triệu chứng là có thể xuất viện. Với bệnh nhân có tải lượng virus CT>=30 thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng đã được hạn chế thấp nhất.

Thêm 16 tỉnh thành phía Nam giãn cách theo chỉ thị 16, từ 0h ngày 19-7 Thêm 16 tỉnh thành phía Nam giãn cách theo chỉ thị 16, từ 0h ngày 19-7

TTO - Thủ tướng Chính phủ đồng ý áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 đối với 16 tỉnh thành phía Nam từ 0h ngày 19-7-2021, thời hạn 14 ngày, để chống dịch.

THU HIẾN - PHẠM TUẤN - XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên