20/11/2024 11:30 GMT+7

Toàn cảnh phương án mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ tây TP.HCM lên 10-12 làn xe

Phương án mở rộng quốc lộ 1 đoạn cửa ngõ TP.HCM lên 10-12 làn xe có tổng mức đầu tư khoảng 15.897 tỉ đồng.

Toàn cảnh phương án mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ tây TP.HCM lên 10-12 làn xe - Ảnh 1.

Hiện trạng quốc lộ 1 có từ 4-6 làn xe, thường xuyên ùn tắc vào dịp lễ, Tết - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Quốc lộ 1 từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An đóng vai trò là trục đường "xương sống" kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có lượng xe qua lại rất lớn, nhất là xe khách, xe tải, container.

Song hiện trạng quốc lộ 1 chỉ có 4-6 làn xe, nhiều điểm giao cắt với các đường nhánh và một số đoạn bị "thắt cổ chai". Những dịp lễ, Tết, khi dòng người từ TP.HCM đổ về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, quốc lộ 1 trở thành "điểm nóng" kẹt xe, bắt đầu nút giao An Lạc kéo dài đến đường Trần Đại Nghĩa, cầu Bình Điền, nút giao Bình Thuận...

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 là một trong 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM trên cơ sở nghị quyết 98, đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. 

Dự án dài khoảng 9,6km, điểm đầu dự án giao đường Kinh Dương Vương, điểm cuối giáp ranh tỉnh Long An.

Đơn vị tư vấn thiết kế đề xuất chọn phương án mở rộng quốc lộ 1 sang hai bên, tổng mức đầu tư khoảng 15.897 tỉ đồng, thấp hơn phương án làm trên cao khoảng 2.580 tỉ đồng. 

Sau khi đầu tư, trên tuyến sẽ có 4 nút giao khác mức gồm nút giao Tân Kiên, Bình Thuận, Đoàn Nguyễn Tuấn và vành đai 3 TP.HCM.

Phương án mở rộng sẽ không phải tháo dỡ hai cầu Bình Điền và cầu vượt nút giao Bình Thuận. Bởi khoảng cách từ sau nút giao Tân Kiên (bắt đầu đi trên cao) đến cầu Bình Điền cũng như từ cầu Bình Điền đến nút giao Bình Thuận là quá gần (khoảng 1km). 

Khi tận dụng hai cầu trên thì trắc dọc đường trên cao phải lên xuống dạng yên ngựa liên tiếp nhau (4 đoạn) trong khoảng 2km là không phù hợp.

Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ phía tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 2.

Khi triển khai mở rộng quốc lộ 1 ở hai bên đường, đường hiện hữu vẫn đảm bảo giao thông thông suốt trong quá trình thi công - Ảnh phối cảnh: Sở GTVT TP.HCM

Toàn cảnh phương án mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ tây TP.HCM lên 10-12 làn xe - Ảnh 3.

Phương án mở rộng quốc lộ 1 lên 10-12 làn sẽ có chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 11.087 tỉ đồng. Trong ảnh là nút giao An Lạc, điểm đầu của dự án hiện đang tổ chức giao thông theo dạng vòng xoay, có lượng xe qua lại đông, hay ùn ứ vào các dịp cao điểm lễ, Tết - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 4.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 5.

Nút giao Tân Kiên (giao đường Võ Văn Kiệt) chưa được đầu tư 2 nhánh cầu liên kết và phần đường hướng ra cao tốc - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 6.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 7.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 8.

Khi triển khai mở rộng đường theo phương án đi bằng sẽ tận dụng được cầu Bình Điền hiện hữu, chỉ cần xây thêm một cầu mới quy mô 6 làn  - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 9.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 10.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 11.

Nút giao Bình Thuận (giao đường Nguyễn Văn Linh) được đề xuất 2 phương án, gồm mở rộng cầu vượt quốc lộ 1 và xây 2 cầu vượt theo hướng rẽ trái vào quốc lộ 1 hoặc mở rộng cầu vượt quốc lộ 1 và xây hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Toàn cảnh phương án mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ Tây TP.HCM lên 10-12 làn xe - Ảnh 12.

Nút giao Đoàn Nguyễn Tuấn hiện là ngã tư có đèn tín hiệu. Khi hoàn thành dự án mở rộng quốc lộ 1, nút giao sẽ được đầu tư cầu vượt trên quốc lộ 1 - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 13.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 14.
Mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ về miền Tây 10-12 làn thuận lợi hơn đi trên cao - Ảnh 15.

Trong ảnh là nút giao với vành đai 3 TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Toàn cảnh phương án mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ tây TP.HCM lên 10-12 làn xe - Ảnh 16.

Hướng tuyến dự án mở rộng quốc lộ 1. Về cơ cấu nguồn vốn mở rộng dự án theo hình thức BOT, vốn nhà nước tham gia được đề xuất 67%, còn lại là vốn nhà đầu tư - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Trục cao tốc nối miền Tây chuẩn bị mở rộng, quốc lộ 1 ở cửa ngõ phải thông

Hiện cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận cũng được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mở rộng 6-8 làn theo hình thức BOT. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương làm 8 làn, các đoạn tuyến nối cao tốc ở cửa ngõ sẽ được TP.HCM mở rộng tương xứng nhằm đảm bảo đồng bộ.

Trong khi đó, đường vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng đang thi công dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, để tạo thành một vòng tròn khép kín ôm lấy 4 tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ...

Việc khơi thông đoạn tuyến quốc lộ 1 để kết nối liên hoàn, tương xứng với các trục cao tốc, vành đai là rất cần thiết.

Toàn cảnh phương án mở rộng quốc lộ 1 ở cửa ngõ Tây TP.HCM lên 10-12 làn xe - Ảnh 17.5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TP.HCM: 60.000 tỉ đồng, chuyên gia, nhà đầu tư muốn làm nhanh

Trong 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM theo nghị quyết 98, các đơn vị tư vấn đề xuất 3 dự án đi trên cao, 2 dự án còn lại đi thấp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên