Phóng to |
Một người đàn ông đọc tờ bướm có hình nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk |
Frankfurt năm nay hướng về phương Đông với Hàn Quốc làm khách mời danh dự và tranh đấu tự do cho một tác giả Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhìn lại và tiến tới
Hơn ai hết, ban tổ chức Hội chợ sách Frankfurt lần 57 đang háo hức muốn khẳng định một nhận định rằng năm 2005 là một năm của người bán sách.
Nhu cầu tiêu thụ sách thuộc mọi danh mục, mọi chủ đề gia tăng đáng kể. Andrew Wilkins - chủ tịch tạp chí Bookseller & Publisher của Úc, cho biết: “Hơn 1,2 triệu cuốn sách đang được xuất bản hằng năm. Quả thật rất nhiều sách, nhiều tác giả, và nhiều ý tưởng”.
Phóng to |
Cơ ngơi sách với sách tại Frankfurt |
Ban tổ chức cũng nhận định ngành xuất bản đang liên kết với các phương tiện kỹ thuật số và thế giới online để làm cho sách ngày càng bành trướng hơn bao giờ hết.
Dieter Schormann, chủ tịch Hiệp hội Nhà xuất bản và Người bán sách Đức, cho biết điểm thú vị khi phát hành Harry Potter và Hoàng tử lai là nhờ việc mồi chài sách đọc chùa được các nhà xuất bản đăng trên báo, cùng với việc bùng nổ sách nói, i-pod văn học, văn bản có thể download trên mạng...; tất cả đã cho thấy nhu cầu đọc ngày càng tăng.
Phóng to |
Trong số đó, đáng chú ý là bản dịch tiếng Đức tác phẩm mới của Tom Wolfe, người hùng của phong trào “làm báo tân tiến” thập niên 1970. Với các trích đoạn trong I Am Charlotte Simmons, tác giả 74 tuổi vẫn cho thấy phong thái viết văn như thuở bình sinh.
Cùng thời điểm với hội chợ sách là việc phát hành loạt truyện tranh Asterix nhan đề Asterix and the Falling Sky. Với ấn bản đầu tiên lên tới tám triệu cuốn - 2,5 triệu dành riêng bán tại Đức, nỗ lực mới nhất của Albert Uderzo dễ dàng phá vỡ kỉ lục lượng ấn bản đầu tiên của bất kì quyển truyện tranh nào.
Frankfurt của phương Đông và đấu tranh chính trị
Phóng to |
Nếu như các năm trước, chủ đề của Frankfurt là khám phá văn học Trung Đông và Nga, thì năm nay, khách mời danh dự của hội chợ là Triều Tiên. Nhiều người trong số 62 tác giả Hàn Quốc có tác phẩm tại hội chợ những người từng trải trong công cuộc tái hợp nhất bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đọc sách, giới thiệu tác phẩm của các nhà văn Hàn Quốc, hội chợ sẽ trình chiếu phim, triển lãm ảnh và hội thảo chủ đề Hàn Quốc. Người tham dự hội chợ sẽ tận mắt thưởng thức văn hóa Hàn, bao gồm trình diễn vũ kịch và sân khấu, tiệc rượu và nhà vườn Hàn Quốc truyền thống.
Với khoảng 7.220 gian hàng triển lãm của 101 nước, ban tổ chức hội chợ hi vọng đây sẽ là cơ hội để Hàn Quốc - thông qua 30 tác giả Hàn tham dự hội chợ bốn ngày (19 đến 23-10) - tiếp cận, hội nhập và trao đổi sách với các nhà xuất bản khắp thế giới.
Frankfurt không dừng lại ở đó. Chỉ đạo hội chợ Juergen Boos cho biết không có lí do gì để ngoảnh mặt với những mâu thuẫn chính trị. “Hội chợ sách Frankfurt còn được xem là sân chơi cho các diễn thuyết chính trị và càng ngày càng có chỗ đứng”.
Phóng to |
Những bản dập “Jikji” dùng để in ấn tại Triều Tiên vào 1377 được trưng bày tại Hội chợ sách Frankfurt thu hút sự tò mò của người tham dự |
Theo dự kiến, tiểu thuyết gia Pamuk sẽ ra tòa vào 16-12 tới và có thể gỡ ba cuốn lịch trong tù vì những nhận định làm tổn thương chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, khi cho rằng “một triệu người Armenia và Turk đã bị giết chết tại quê nhà mà không một ai dám nói lên điều đó”. Mỹ và EU vẫn đang kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ vụ xử Pamuk để chứng tỏ tự do biểu đạt thật sự tồn tại ở nước này.
Người từng nhận giải Hòa bình của hội chợ sách lớn nhất thế giới là tượng đài đấu tranh cho nữ quyền Susan Sontag quá cố. Bà nhận giải vào 2003, cùng thời điểm bà bị nước Mỹ xem là kẻ phản bội dân tộc vì những phê bình mạnh mẽ về cuộc xâm lăng Iraq của Mỹ.
Những tên tuổi khuấy động Hội chợ sách Frankfurt
Phóng to |
Vũ công Hàn Quốc tại Hội chợ sách Frankfurt |
Các nhà xuất bản còn mời được nữ văn sĩ đấu tranh nữ quyền Margaret Atwood đến hội chợ, bên cạnh hai tác giả hàng đầu của Anh, Nick Hornby và Ken Follett, cũng như nhà thơ - tiểu thuyết gia-kịch tác gia Hà Lan Cees Nooteboom.
Harold Pinter, kịch tác giả 75 tuổi vừa đoạt giải Nobel văn học tuần rồi, dù không đến được Frankfurt nhưng chắc chắn tác phẩm của ông sẽ gây chú ý lớn. Giải thưởng Nobel luôn luôn làm gia tăng doanh số tiêu thụ sách, như trường hợp 240.000 bản sách của nhà văn Áo Elfriede Jelinek tiêu thụ nhanh chóng chỉ vài ngày sau khi bà nhận giải Nobel văn học năm ngoái.
Một cây bút người Áo khác, Arno Geiger, vào hôm thứ hai đã trở thành người đầu tiên nhận mề đay văn mới, giải Sách Đức, để là người phát ngôn chính thức cho văn học Đức ngữ.
Geiger, 37 tuổi, thành viên của phong trào văn học tiến bộ của Áo, nhận giải này nhờ tiểu thuyết thứ tư, một trường thiên tiểu thuyết chủ đề gia đình với tựa được dịch sang tiếng Anh là We are doing fine.
Những tên tuổi trên cùng với đạo diễn nổi tiếng Wim Wenders - giới thiệu tới hội chợ cuốn phim mới nhất của ông Don't Come Knocking, chắc chắn sẽ thu hút người tham dự khắp nơi trên thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận