10/05/2022 17:56 GMT+7

Tòa trả hồ sơ vụ cựu chủ tịch Công ty chứng khoán SME và đồng phạm lừa đảo gần 300 tỉ

DANH TRỌNG
DANH TRỌNG

TTO - Tòa án nhân dân TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ để điều tra làm rõ nhiều tình tiết mới phát sinh trong vụ án cựu chủ tịch Công ty chứng khoán SME và đồng phạm lừa đảo gần 300 tỉ đồng.

Tòa trả hồ sơ vụ cựu chủ tịch Công ty chứng khoán SME và đồng phạm lừa đảo gần 300 tỉ - Ảnh 1.

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: DANH TRỌNG

Chiều 10-5, sau 2 ngày xét xử, TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ để tiếp tục điều tra vụ lừa đảo gần 300 tỉ đồng liên quan Công ty cổ phần chứng khoán SME (viết tắt là SMES) và Công ty cổ phần đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI).

Tòa cho hay, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là để làm rõ việc có hay không biên bản xác nhận công nợ, kế hoạch trả nợ giữa SMES với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), nếu có thì đã thực hiện thế nào.

Xác định các bị cáo tại SMES có chiếm đoạt tiền của PVI hay không, nếu có là bao nhiêu, để từ đó xác định trách nhiệm hình sự, dân sự giữa các bị cáo và chủ thể liên quan.

Hội đồng xét xử cũng yêu cầu làm rõ số cổ phiếu của PVIF đứng tên SMES mà bị cáo Phan Huy Chí (cựu chủ tịch SMES) đang nắm giữ và mục đích mua số cổ phiếu này liên quan thế nào đến số tiền hơn 79 tỉ đồng mà SMES nhận từ Công ty PVFI.

Đồng thời, cần xác định rõ các bị cáo có chiếm đoạt tiền của PVIF không, nếu có là bao nhiêu và theo phương thức nào…

Theo cáo trạng, SMES thành lập năm 2006, có vốn điều lệ 255 tỉ đồng, ông Phan Huy Chí là chủ tịch HĐQT và ông Phạm Minh Tuấn, tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật.

Từ tháng 4-2010 đến tháng 3-2011, do cần tiền để tiêu xài cá nhân và thanh toán các khoản nợ cũ, ông Chí, ông Tuấn cùng ba cấp dưới tại SMES đã dùng nhiều thủ đoạn như tạo dựng khách hàng, xác nhận, phong tỏa khống số dư chứng khoán có tính thanh khoản cao trong tài khoản giao dịch chứng khoán của các khách hàng...

Từ đó nhằm tạo niềm tin và chiếm đoạt của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) và PVFI, Ngân hàng thương mại cổ phần Habubank Hà Nội với tổng số tiền gần 300 tỉ đồng.

Cáo trạng xác định, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của PVFI được thực hiện là nhờ có sự tiếp tay, thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm của 4 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ tại PVFI gồm Chu Xuân Lai, Vũ Xuân Công, Lê Xuân Tân, Vũ Thị Hồng Lan.

Cơ quan công tố cũng xác định khi PVFI ký kết các hợp đồng về việc niêm yết chứng khoán với SMES, đã không có mặt các bên cùng tham gia, không thực hiện đúng với nội dung hợp đồng... Từ đó, tạo điều kiện để cựu chủ tịch SMES cùng đồng phạm chiếm đoạt gần 112 tỉ đồng của PVFI.

Viện KSND tối cao ghi nhận, trước khi đưa vụ án ra xét xử, cựu chủ tịch Công ty chứng khoán SME và gia đình đã trả cho PVI hơn 80 tỉ đồng, Bị cáo Phạm Minh Tuấn chưa bồi thường cho PVI.

Với vụ án xảy ra tại Habubank, trước khi khởi tố, Phạm Minh Tuấn đã khắc phục 8,3 tỉ đồng. Số tiền còn lại, hơn 71 tỉ đồng, Tuấn cùng đồng phạm có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Habubank.

Bắt tạm giam giám đốc Công ty chứng khoán SME chi nhánh TP.HCM Bắt tạm giam giám đốc Công ty chứng khoán SME chi nhánh TP.HCM

TT - Ngày 22-4, thông tin từ Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra của bộ vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Nam (38 tuổi, trú tại phường 6, quận 3, TP.HCM), giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán SME chi nhánh TP.HCM, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

DANH TRỌNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên