TTCT - Ô nhiễm không khí đang gây ra cái chết cho rất nhiều người trên thế giới. Chưa dừng lại ở đó, các nghiên cứu còn cho thấy nó cũng làm thiệt hại cho một số quốc gia hàng trăm tỉ đôla. Thành phố Bangkok -(Thái Lan) chìm trong khói mù vì ô nhiễm không khí ngày 11-1-2019.-Ảnh: REUTERSKhủng hoảng về sức khỏeTrong một nghiên cứu công bố tháng 4-2019 do ĐH King College London và Imperial London cùng thực hiện, các nhà khoa học ghi nhận mỗi ngày trung bình có 4 người Anh, trong đó có 1 trẻ em và 2 người trên 65 tuổi, phải nhập viện do ô nhiễm không khí (ÔNKK).Từ năm 2014 đến 2016, có hơn 4.000 người ở London phải nhập viện do ÔNKK làm tình trạng hen suyễn hoặc các vấn đề về phổi ở người già trở nặng. Trong đó, khoảng 1.000 trẻ em dưới 14 tuổi.Trang web của chính quyền London (www.london.gov.uk) ghi nhận: “Không khí ô nhiễm ở London là một vấn đề khủng hoảng về sức khỏe dẫn đến hàng ngàn trường hợp tử vong sớm mỗi năm, có hại cho sự phát triển phổi ở trẻ em, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh từ hen suyễn đến ung thư, từ đột quỵ đến mất trí nhớ, gây ra gánh nặng về chi phí kinh tế lên tới 4,7 tỉ USD/năm”.Bụi siêu mịn PM2.5 hoặc các hợp chất nitrogen dioxide (NO2) làm tổn hại sức khỏe con người, ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong và nhập viện (do phơi nhiễm cấp tính), kích thích sự khởi phát của một số bệnh không lây nhiễm (NCD) như đái tháo đường, ung thư, bệnh tim..., gây ra các căn bệnh mãn tính, gây căng thẳng cho Hệ thống y tế quốc gia (NHS) và chăm sóc xã hội khi phải chăm sóc những người bị bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, hen suyễn...Theo nghiên cứu Dự báo chi phí do ÔNKK đối với NHS và chăm sóc xã hội Anh đến năm 2035 đăng trên website của Thư viện Khoa học công cộng (journals.plos.org), ÔNKK khiến khoảng 40.000 người chết sớm mỗi năm ở Anh.Đến năm 2035, Anh sẽ ghi nhận khoảng 2,5 triệu trường hợp mắc các bệnh NCD do ÔNKK nếu tỉ lệ bụi siêu mịn PM2.5 và NO2 duy trì ở mức như hiện tại. Ước tính trong vòng 18 năm, (từ 2017) đến năm 2035, tổng chi phí cho các bệnh liên quan đến bụi siêu mịn PM2.5 và NO2 mà NHS và cơ quan chăm sóc xã hội ở Anh phải chi sẽ tăng từ 5,37 tỉ bảng lên đến 18,57 tỉ bảng.Những chi phí này đã cộng dồn các trường hợp mắc bệnh NCD liên quan đến ÔNKK, trong đó gần 349.000 trường hợp bệnh mạch vành do bụi siêu mịn PM2.5 và hơn 573.000 trường hợp bệnh tiểu đường có nguyên nhân do tác nhân NO2 vào năm 2035.Theo báo cáo toàn cầu về ảnh hưởng của bệnh hô hấp của WHO xuất bản năm 2017, bệnh hô hấp là một trong những bệnh dẫn đầu về số lượng ca tử vong và mất sức lao động trên thế giới. Khoảng 65 triệu người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 3 triệu người chết do bệnh này mỗi năm.Đây là bệnh khiến nhiều người tử vong nhất trên toàn cầu. Khoảng 334 triệu người bị hen suyễn - căn bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng tới 14% trẻ em trên toàn cầu. Bệnh viêm phổi làm hàng triệu người chết hằng năm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.Hơn 10 triệu người bị lao phổi và 1,4 triệu người chết mỗi năm do lao. Ung thư phổi giết 1,6 triệu người mỗi năm và là một trong những bệnh ung thư chết chóc nhất. Trên toàn cầu, khoảng 4 triệu người chết sớm vì các bệnh hô hấp mãn tính. Ít nhất 2 tỉ người bị hít thở không khí độc hại ngay trong nhà, 1 tỉ người hít không khí ô nhiễm ngoài trời và 1 tỉ người phơi nhiễm với khói thuốc lá.Gánh nặng về kinh tếPhân tích năm 2017 của báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy có 4,9 triệu trường hợp tử vong (8,7% số vụ tử vong toàn cầu) và 147 triệu năm sống khỏe mạnh của người biến mất (chiếm 5,9% tổng năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật).Theo nghiên cứu Gánh nặng kinh tế vĩ mô của các bệnh không truyền nhiễm liên quan đến ÔNKK ở Trung Quốc xuất bản tháng 4-2019, nhóm tác giả nhận thấy thiệt hại về kinh tế do các bệnh không truyền nhiễm liên quan đến ÔNKK ở Trung Quốc từ 1990-2030 dự kiến khoảng 1.137 tỉ USD (tỉ giá năm 2010), trong đó giai đoạn từ 2015-2030 là 499 tỉ USD.Bệnh tim mạch là gánh nặng kinh tế lớn nhất (414 USD), sau đó là các bệnh mãn tính về hô hấp, đái tháo đường và ung thư (109 USD).Năm 1990, Trung Quốc có 80% các trường hợp tử vong liên quan đến ÔNKK là do các bệnh tim mạch, hô hấp mãn tính, ung thư và đái tháo đường. Đến năm 2015, tỉ lệ này tăng lên 94,7%.Theo các nhà nghiên cứu, trong 10 năm trở lại đây, các trường hợp tử vong do bệnh hô hấp mãn tính liên quan đến ÔNKK ở Trung Quốc có xu hướng giảm nhưng các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường do ÔNKK lại tăng lên.Nhìn chung, trong nhóm 4 bệnh trên, bệnh tim mạch và hô hấp mãn tính vẫn chiếm đa số, sau đó là ung thư và đái tháo đường.Trên tạp chí Nature số tháng 4-2019, bài báo “Ý nghĩa sức khỏe và xã hội của ÔNKK trong nhà và các bệnh về đường hô hấp”, những con số sau được nhóm tác giả nhấn mạnh: ÔNKK trong nhà gây 2,9 triệu cái chết mỗi năm.Tại 28 nước khối EU, ước tính chi phí cho bệnh phổi vào khoảng 379,6 tỉ euro, số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật hằng năm giảm 5,2 triệu, tương đương số tiền 300 tỉ euro. Ở Mỹ, chi phí cho bệnh phổi là 129 tỉ USD, trong đó 106 tỉ USD chi cho bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn và viêm phổi.Trong khi đó, người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có mức độ phơi nhiễm khác với các yếu tố rủi ro khác đối với nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp so với các quốc gia có thu nhập cao hơn. ÔNKK trong nhà ở các nước có thu nhập thấp và trung bình do việc tiếp xúc với củi, phân, chất thải nông nghiệp và than trong quá trình nấu ăn và sưởi ấm.■Hai người phụ nữ mang khẩu trang đi bộ thể dục ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 2-10-2019. Ảnh: REUTERSHà Nội: tốn 2.000 tỉ đồng do bệnh đường hô hấp mỗi năm?Là bác sĩ chuyên về tai mũi họng, viện trưởng Viện Trang thiết bị và công trình y tế Lê Thanh Hải rất quan tâm đến những tác động của bụi đến bệnh lý hô hấp. Theo ông Hải, về nguyên tắc bệnh học, nếu hệ thống mũi - xoang tốt, mũi có thể “bắt” được 95% những hạt bụi kích cỡ từ trên 5 micromet, bụi không có cơ hội xuống phổi.“Nhưng bụi mịn PM 2.5 thì mũi không bắt được. Bụi mịn (là một trong những nguyên nhân, các nguyên nhân khác là vi khuẩn, virus) sau khi vào mũi, xuống phổi sẽ gây những căn bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính...”, bác sĩ Hải nói.Đây là tình trạng thường gặp ở những người bình thường, có hệ mũi - xoang khỏe mạnh. Nhưng theo ước tính chưa đầy đủ của ông Hải và giới chuyên môn, tỉ lệ dân số VN có vấn đề ở hệ thống mũi - xoang có thể lên tới 30%.Những người này chức năng thông khí, “bắt” bụi kém, khả năng bảo vệ đường hô hấp với những hạt bụi dưới 5 micromet càng kém hơn, làm gia tăng bệnh viêm phế quản, bệnh do vi khuẩn, virus...Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN cho biết phơi nhiễm dài hạn với không khí ô nhiễm, các hậu quả của ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân gây các bệnh đường máu như đột quỵ, các bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp như ung thư phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính.WHO ước tính 29% tử vong do ung thư phổi liên quan tới ô nhiễm không khí. Đây cũng là nguyên nhân gây 24% ca tử vong do đột quỵ, 25% ca tử vong do bệnh tim, 43% ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.Trên thế giới, ước tính năm 2016 có 7 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí. Còn ở VN, con số này ước khoảng 60.000 người, chỉ riêng các bệnh đột quỵ, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi. Đó là lý do WHO gọi ô nhiễm không khí là kẻ giết người thầm lặng.Theo ước tính chưa đầy đủ của WHO, 6/10 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất tại VN có liên quan đến ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, bệnh lý đường hô hấp cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh có tỉ lệ mắc phải cao nhất.Chỉ tính riêng Hà Nội, các chuyên gia của WHO ước tính chi phí khám, chữa bệnh, ngày công mất đi do nghỉ việc chữa bệnh với dân cư nội thành bình quân là 1.500 đồng/người/ngày.Nghiên cứu công bố vào tháng 5 vừa qua của WHO cho biết với tổng cư dân nội thành khoảng 3,5 triệu người thì thiệt hại do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khoảng 2.000 tỉ đồng/năm. Hiện chưa có ước tính tổn phí tài chính do ô nhiễm không khí với các căn bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về da...Theo đại diện WHO tại VN, một số ý kiến có thể tranh luận rằng VN đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nên cần phải chấp nhận không khí bị ô nhiễm để trở thành nước có thu nhập cao trước.Tuy nhiên những năm 2010-2012, chất lượng không khí ở Bắc Kinh kém hơn Hà Nội gần đây. “Ban đầu chính quyền thành phố phủ nhận thực tế này, họ cho rằng có nhầm lẫn trong đánh giá chăng? Thế nhưng sau đó họ phải chấp nhận thực tế và đã thực hiện các biện pháp quyết liệt, họ đã mang không khí sạch trở lại cho thành phố Bắc Kinh”, đại diện WHO nói.LAN ANH Tags: Ô nhiễm không khíGánh nặng kinh tếBệnh đường hô hấpKhông khí sạchToa thuốcHà Nội tốn 2.000 tỷ đồng
Tin tức thế giới 25-11: Ukraine trưng bày mảnh vỡ tên lửa Oreshnik, tin thế giới có cách đánh chặn BÌNH AN 25/11/2024 Israel và Hezbollah giao tranh dữ dội bất chấp EU kêu gọi ngừng bắn; Cái chết bí ẩn của giáo sĩ Israel nghi do bài Do Thái.
Tin tức sáng 25-11: Quốc hội xem xét 'siết' quảng cáo của nghệ sĩ, KOL TUỔI TRẺ ONLINE 25/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét 'siết' quảng cáo của nghệ sĩ, KOL; Vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%; Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng...
Cho con 'du học tại chỗ' ở 'trường Mỹ', không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh Đoàn Nhạn 25/11/2024 Phụ huynh chi trăm triệu cho con học 'trường Mỹ' theo hình thức 'du học tại chỗ', không ngờ 'trường' chỉ là trung tâm tiếng Anh.
Ký hợp đồng, bồi thường bảo hiểm online: Tiện thì có tiện, nhưng coi chừng rủi ro BÔNG MAI 25/11/2024 Bất chấp thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn đổ vốn lớn để ứng dụng công nghệ vào hàng loạt nghiệp vụ. Bên cạnh lợi ích, cũng có rủi ro tiềm ẩn mà khách hàng cần cẩn trọng.