Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi với nhà thiết kế Minh Hạnh (phía phải ảnh) về quá trình sản xuất những tấm lụa có hoa văn trang phục các dân tộc Tây Nguyên trên nền lụa Bảo Lộc - Ảnh: M.VINH
Chiều 11-11, chuỗi chương trình hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt chính thức bắt đầu với không gian triển lãm tơ lụa và cổ vật Tây Nguyên mang tên "Thiên đường Tây Nguyên". Chương trình do UBND TP Đà Lạt phối hợp Vietnam Silk House (nhà thiết kế Minh Hạnh sáng lập nhằm quảng bá cho tơ lụa Bảo Lộc và văn hóa Tây Nguyên) tổ chức.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thực hiện các nghi thức để khai trương không gian nghệ thuật và chuỗi chương trình Festival Hoa Đà Lạt. Trong đó có nghi thức "tiếp lửa" cho ngành lụa Bảo Lộc - Tây Nguyên.
Khi tham quan không gian triển lãm hoa văn trang phục các dân tộc Tây Nguyên được in trên nền lụa Bảo Lộc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận lụa Bảo Lộc và lụa Tây Nguyên nói chung đã nâng niu văn hóa bản địa Tây Nguyên và đưa văn hóa độc đáo ấy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (phía phải ảnh) cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thực hiện nghi thức “tiếp lửa” cho người sản xuất lụa vùng Tây Nguyên - Ảnh: M.V.
Sau nghi thức tiếp lửa và động viên những người dân trực tiếp sản xuất lụa thủ công của Tây Nguyên, bà Kim Ngân dự khán chương trình biểu diễn thời trang tại sân khấu nổi trên mặt hồ Xuân Hương, với các bộ sưu tập được thiết kế trên nền vải thổ cẩm của 15 nhà thiết kế thời trang hàng đầu Việt Nam.
Hoạt cảnh ngày mùa Tây Nguyên biểu diễn trên sân khấu nổi ở hồ Xuân Hương - Ảnh: M.VINH
Không gian triển lãm "Thiên đường Tây Nguyên" trình làng cùng công chúng hơn 5.000 hiện vật sưu tầm về Tây Nguyên, được chia thành nhiều nhóm nhạc cụ, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, dụng cụ săn bắn, trang phục thổ cẩm truyền thống, cùng những món đồ về văn hóa tín ngưỡng, nghi thức và lễ hội của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.
Tại đây ban tổ chức đã phục dựng, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước 5 ngôi nhà, gồm: 1 căn nhà dài người dân tộc Ê Đê, 1 nhà sinh hoạt hằng ngày người Cil, 1 ngôi nhà rông Rơngao của dân tộc Xê Đăng, 1 nhà rông và 1 nhà dệt của dân tộc Ba Na.
Những người đồng bào Tây Nguyên đang sản xuất thổ cẩm từ lụa được mời lên cùng tham gia trình diễn thời trang - Ảnh: M.VINH
Ban tổ chức còn trưng bày triển lãm 97 tác phẩm ảnh nghệ thuật chủ đề "Nụ cười Tây Nguyên", của nhiếp ảnh gia Hải Đông và 49 bức ảnh về TP Đà Lạt chủ đề "Đà Lạt của tôi - Cung đường di sản" của các nhiếp ảnh gia Lý Hoàng Long, Bình Nguyễn, Hiếu Nguyễn, Minh Hòa…
Không gian triển lãm "Thiên đường Tây Nguyên" đón khách đến hết ngày 31-1-2023.
Những người đồng bào Tây Nguyên đang sản xuất thổ cẩm từ lụa được mời lên cùng tham gia trình diễn thời trang - Ảnh: M.VINH
Sân khấu nổi ở hồ Xuân Hương tạo nên sự sinh động cho chương trình quảng bá tơ lụa Bảo Lộc - Tây Nguyên - Ảnh: M.V.
Trình diễn lụa Bảo Lộc kết hợp với hoa văn trang phục các dân tộc Tây Nguyên - Ảnh: M.V.
Người mẫu dùng trang phục lụa biểu diễn ở sân khấu nổi hồ Xuân Hương - Ảnh: M.V.
Những biểu trưng văn hóa Tây Nguyên được mang lên sân khấu nhằm quảng bá cho văn hóa Tây Nguyên - Ảnh: M.V,
Triển lãm ngoài trời dọc hồ Xuân Hương - Ảnh: M.VINH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận