Người làm nên hành động đẹp đó là chàng trai Nguyễn Văn Bảo, sinh năm 1985, sống bằng nghề nuôi thủy sinh cảnh ở Q.10. Đó là một trích đoạn trên báo Tuổi Trẻ (bài “”, Tuổi Trẻ ngày 26-11). Có nhiều bạn trẻ bình luận và cho rằng đó là lòng trắc ẩn, lòng nhân từ nơi một con người.
Hành động ấy đáng khen bởi trong xã hội của ta hiện tượng vô cảm nhiều quá, nhưng đã có một người biết thương một “chúng sinh” không cùng loài!
Đó là bài học, nhưng ở đây tôi muốn nói tới tình yêu thiên nhiên. Nếu không có tình yêu thiên nhiên thì chàng trai tên Bảo sẽ không thả con chim về trời mà giữ nó ở trong lồng, hoặc chẳng quan tâm chuyện con chim bệnh hay lành.
Thoạt nghĩ thế, để thấy rằng khi thực yêu tự nhiên một cách thuần túy, chân thành thì họ sẽ không “truy quét” chim trời, đưa nó vào lồng để thỏa thú chơi chim của mình. Nếu ai cũng như anh chàng Nguyễn Văn Bảo, hẳn những loài chim bay, thú chạy không bị “giảm dân số”. Câu chuyện tôi muốn nói là thú tiêu khiển của một số người đã gây ảnh hưởng nặng nề đến thiên nhiên.
Hiện nay, nhiều đại gia “bứng” rừng xanh thiên nhiên làm “rừng” trong biệt thự của mình. Rất nhiều cây gỗ được cưa, bứng đem về phục vụ cho thú chơi. Các loài thú quý cũng bị săn lùng để đưa vào chuồng trong biệt thự. Cho dù đó là khoe mẽ hay yêu thích thật đi nữa thì cũng đều đáng lên án chuyện biến thiên nhiên thành của riêng mình.
Chúng ta vẫn giáo dục con trẻ hiểu “Trái đất này là của chúng mình”, là nơi nương tựa của loài người, và hành động cụ thể là phải yêu thương thiên nhiên, bảo vệ muôn loài. Nhưng những việc làm của một số người lớn đã đi ngược lại tất cả những gì giáo dục con trẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận